Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng cấm và răng khôn đều thuộc vào nhóm răng hàm. Đây là những chiếc răng cận kề nhau và có bề mặt nhai khá rộng, nhiều múi hố rãnh và thân răng phình to. Vì thế nên nhiều người rất dễ nhầm lẫn giữa răng khôn và răng cấm.
Răng cấm và răng khôn nằm sát bên nhau, do đó rất dễ nhầm lẫn giữa 2 loại răng này. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá về sự khác biệt giữa 2 loại răng này để biết cách khắc phục phù hợp với từng loại răng nhé!
Răng khôn còn được gọi là răng số 8 hoặc răng hàm số 3, đây là những chiếc răng nằm ở phía sau trong hàm, thường mọc khi chúng ta đã trưởng thành. Mỗi người trưởng thành thường sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng khôn, 2 chiếc với mỗi bên hàm. Đặc biệt hơn, răng khôn không phải ai cũng có và khoảng 20 - 30% người không bao giờ mọc răng khôn.
Răng khôn thường bắt đầu phát triển ở khoảng độ tuổi từ 17 - 25, đây là giai đoạn mọc răng khôn phổ biến nhất. Tuy nhiên, mọc răng khôn có thể gây ra cảm giác đau nhức do răng thường mọc không đúng hướng.
Răng cấm thường được gọi là răng hàm hoặc răng cối, mỗi người sẽ có tổng cộng 8 chiếc răng cấm, với 4 chiếc ở mỗi bên. Chúng được đánh số từ 6 đến 7, bắt đầu từ bên ngoài và đếm vào trong. Đặc điểm nổi bật của những chiếc răng cấm này là kích thước lớn so với những chiếc răng phía trước và có bề mặt nhai rộng. Do đó, răng cấm đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhai và nghiền thức ăn.
Vì răng cấm và răng khôn thường mọc gần nhau, nên nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại răng này. Tuy nhiên, dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sự khác biệt giữa răng cấm và răng khôn.
Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn trước khi thức ăn được vận chuyển vào dạ dày, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa. Ngược lại, răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trong cung hàm, do đó thường không có chức năng trong quá trình nhai thức ăn.
Răng cấm chỉ nên được xem xét loại bỏ khi chúng bị tổn thương đến mức không thể phục hồi. Để bảo vệ răng cấm, nha sĩ thường ưu tiên các biện pháp khác như trám hoặc bọc răng sứ. Việc nhổ răng cấm, đặc biệt là răng hàm thứ nhất hoặc thứ hai, thường được coi là lựa chọn cuối cùng.
Răng khôn thường mọc muộn, xuất hiện trong khoảng từ 17 - 25 tuổi, trong khi các răng khác đã mọc đủ. Răng khôn khi mọc thường không có đủ không gian để phát triển bình thường do xương hàm đã ngừng phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng răng khôn mọc không đúng vị trí, mọc lệch, hoặc mọc không đủ chỗ. Để ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn, bác sĩ nha khoa có thể đề xuất loại bỏ răng khôn.
Nếu răng khôn mọc đúng hướng nhưng có hình dáng không đẹp, tạo khoảng cách giữa răng khôn và răng số 7. Điều này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng, vì thế nên, các bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ răng khôn để phòng ngừa các vấn đề tiềm ẩn về bệnh răng miệng.
Trong trường hợp mất răng cấm, để duy trì chức năng ăn nhai của hàm và tránh các vấn đề về răng miệng, người bệnh cần phải thăm khám nha sĩ để xem xét và thảo luận về việc trồng lại răng. Trong khi đó, răng khôn khi mất đi thường không gây ra nhiều tác động đến chức năng ăn nhai và xương hàm, vì răng thường ở cuối hàm và không đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhai thức ăn.
Để không bị hạn chế chức năng nhai của hàm sau khi mất răng cấm, người bệnh cần nên đến nha khoa uy tín để được khám và cân nhắc về việc trồng lại răng. Trồng lại răng hàm thứ nhất và thứ hai giúp ngăn ngừa các biến chứng thường xảy ra sau mất răng như tụt nướu, sự xô lệch của răng hoặc tiêu xương hàm.
Khác biệt với răng cấm, bạn thường không cần phải trồng lại răng khôn sau khi loại bỏ chúng. Răng khôn nằm gần cuối cùng của hàm và tiếp xúc chặt với vách hàm, do đó việc mất răng khôn thường không gây ra nhiều tác động lớn. Khoảng trống sau khi loại bỏ răng khôn thường được lấp đầy bởi các mô cơ bên trong hàm. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng về việc tiêu xương hàm ở vị trí này.
Nhìn chung răng khôn có thể tồn tại hoặc không, việc nhổ bỏ tùy thuộc vào vào tình trạng và biến chứng có thể xảy ra. Ngược lại, răng cấm, đặc biệt là răng hàm thứ nhất và thứ hai, đóng vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai. Vì vậy, nếu mất răng cấm, bạn nên tới các phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn và thực hiện quá trình trồng lại răng, để duy trì chức năng ăn nhai của hàm, tránh xuất hiện các biến chứng về răng miệng.
Nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến răng cấm, bạn tham khảo một số các biện pháp dưới đây:
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về sự khác biệt giữa răng cấm và răng khôn. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về chức năng của từng loại răng nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.