Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sỏi bàng quang có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào. Điều này khiến nhiều người không khỏi lo lắng liệu sỏi bàng quang 7mm là lớn hay nhỏ.
Sỏi bàng quang là bệnh lý sỏi đường tiết niệu, thường xuất hiện sau khi người bệnh mắc sỏi thận và sỏi niệu quản. Tuy nhiên, không phải tình trạng sỏi bàng quang nào cũng nguy hiểm. Vậy sỏi bàng quang 7mm có nguy hiểm không, có thể tự di chuyển ra ngoài hay không và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Trước hết, bàng quang là một chiếc túi, có nhiệm vụ chứa nước tiểu do thận bài tiết ra. Vì vậy, sỏi bàng quang được hình thành do tích tụ các khoáng chất có trong nước tiểu. Điều này xảy ra do người bệnh thường xuyên nhịn tiểu hoặc tiểu không hết, khiến nước tiểu đọng lại trong bàng quang.
Tiếp đó, các chất khoáng sẽ kết cụm lại với nhau tạo thành các tinh thể và lớn dần lên thành sỏi. Với trường hợp sỏi bàng quang 7mm, đây đã được coi là kích thước tương đối lớn và có thể gây ra nhiều trở ngại cho sức khỏe.
Trên thực tế, sỏi bàng quang 7mm dù lớn nhưng cũng không gây ra bất cứ dấu hiệu nào đặc trưng. Theo cảm nhận của nhiều người bệnh, tình trạng sỏi to dần lên có thể kéo theo một vài triệu chứng khác thường như:
Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa, người bệnh thường chủ quan với các dấu hiệu của bệnh nên chỉ phát hiện khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng. Sỏi bàng quang 7mm nếu không được phát hiện kịp thời có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Với trường hợp sỏi bàng quang có kích thước quá lớn, người bệnh cần được điều trị bằng cả phương pháp nội khoa và ngoại khoa thì mới cho hiệu quả rõ rệt được. Hơn nữa, tùy vào hình dáng sỏi, tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng cho từng bệnh nhân. Cụ thể:
Điều trị nội khoa được sử dụng trong trường hợp sỏi bàng quang chưa quá cứng và niệu đạo người bệnh còn thoáng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như:
Trong quá trình điều trị, người bệnh được khuyến khích nên uống từ 2 - 3l nước/ngày để nâng cao hiệu quả của thuốc điều trị.
Đối với những bệnh nhân có sỏi bàng quang rắn, bị hẹp niệu đạo thì buộc bác sĩ phải sử dụng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua đường niệu đạo vào bàng quang để xác định vị trí có sỏi. Tiếp theo, sử dụng năng lượng laser để tán sỏi thành những mảnh nhỏ và lấy sỏi ra ngoài.
Phương pháp phẫu thuật này đã được đánh giá là vô cùng hiệu quả với hàng loạt ưu điểm tuyệt vời như:
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến sỏi bàng quang 7mm. Khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như: Đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt,... người bệnh nên nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị sớm.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.