Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Sỏi mật hình thành trong bao lâu? Một số lưu ý làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật

Ngày 12/05/2022
Kích thước chữ

Sỏi mật hình thành trong bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế căn bệnh này thường diễn biến âm thầm và thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về sự hình thành của sỏi mật để có cách phòng tránh hiệu quả. 

Sỏi mật là bệnh không hiếm gặp. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện sớm, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và gây ra bất tiện trong sinh hoạt. Quá trình hình thành sỏi mật khá âm thầm nên khó phát hiện. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và diễn tiến của sỏi mật để phòng tránh và can thiệp sớm.

Sỏi mật là gì? Nguyên nhân nào gây ra sỏi mật? 

Sỏi mật là vật thể rắn giống như viên đá với kích thước nhỏ như hạt cát hoặc thậm chí lớn hơn quả trứng hình thành trong túi mật. Tình trạng này xảy ra do quá trình bão hòa của 1 trong 3 thành phần của dịch mật là sắc túi mật, cholesterol và muối canxi. Căn bệnh này gần như không có bất cứ triệu chứng nào cho đến ống túi mật bị nghẹt gây ra tình trạng đau đớn và lúc này bệnh nhân cần được điều trị ngay lập tức.

Sỏi mật hình thành trong bao lâu? Các loại sỏi mật 

Có 3 loại sỏi mật chính là sỏi sắc tố, sỏi muối và sỏi cholesterol. Dưới đây là sự hình thành của từng loại sỏi mật. 

Sỏi sắc tố mật

Sỏi sắc tố mật là loại sỏi mật thường gặp. Bao gồm mỏ mật sắc tố nâu và sỏi mật sắc tố đen. Sỏi được hình thành từ hemoglobin có trong hồng cầu. Các tế bào hồng cầu sau khi già sẽ bị phá hủy và giải phóng ra các hemoglobin, chuyển hóa thành bilirubin và giải phóng vào máu. Chất bilirubin sẽ được gan chuyển hóa rồi bài tiết vào mật. 

Khi trong mật có quá nhiều chất bilirubin kết hợp với các thành phần khác trong mật tạo nên sỏi sắc tố. Các sắc tố hòa tan kém và kết hợp với nhau tạo nên các hạt. Kích thước các hạt tăng lên dần và cuối cùng hình thành sỏi mật mang sắc tố đen. 

Nếu túi mật giảm co bóp hoặc dòng chảy bị cản trở vì một điều gì đó, các vi khuẩn ở tá tràng sẽ đi ngược lên túi mật và ống dẫn mật rồi gây biến đổi các bilirubin tại đây. Chất bilirubin sau khi biến đổi kết hợp với chất canxi tạo thành sỏi sắc tố mật. Tiếp theo chúng kết hợp với chất béo trong mật hình thành nên sỏi mật mang sắc tố nâu.

 

Sỏi mật hình thành trong bao lâu? Một số lưu ý làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật 1

Hình ảnh sỏi mật sắc tố nâu và đen 

Sỏi Cholesterol 

Sỏi cholesterol là gì? Loại sỏi này có thành phần chủ yếu từ chất cholesterol và cũng là loại sỏi mật phổ biến nhất. Cholesterol được gan bài tiết vào trong mật tuy nhiên để dịch mật vận chuyển được cholesterol thì chất này phải được hòa tan trong mật. 

Trên thực tế cholesterol là một chất béo còn dịch mật lại là nước nên dù cholesterol có được hòa tan trong dịch mật thì gan vẫn tiếp tục phải tổng hợp ra 2 acid và mật từ cholesterol bao gồm acid cheno desoxycholic và acid cholic. Hai loại acid này kết hợp cùng taurin và glycerin trong tế bào gan tạo thành muối mật hòa tan. 

Khi cholesterol đã hòa tan trong mật sẽ vận chuyển được bằng các ống dẫn mật. Các acid mật này là acid mật nguyên thủy, khi xuống ruột sẽ thành acid mật thứ phát, acid desoxycholic rồi thành acid lithocholic và được đào thải ra ngoài cùng phân. 

Sỏi mật cholesterol được hình thành vì một lý do nào đó khiến lượng cholesterol và muối mật bị mất cân bằng. Khi gan phải bài tiết quá nhiều cholesterol thì sẽ không đủ acid mật và lecithin để hòa tan nên một lượng lớn cholesterol sẽ không hòa tan được, chúng gắn kết với nhau, tăng dần kích thước và cuối cùng hình thành sỏi mật. 

Sỏi muối mật

Khi các muối mật khi kết tinh tạo thành sỏi. Do kết hợp với canxi nên viên sỏi sẽ có màu đỏ.

Diễn biến phát triển của sỏi mật, sỏi mật hình thành trong bao lâu?

Bệnh sỏi mật có thể diễn biến xấu và có các biến chứng đáng lo ngại dưới đây: 

  • Viêm túi mật: Khi một viên sỏi mật bị kẹt ở cổ túi mật sẽ gây viêm túi mật dẫn đến đau đớn và có thể sốt. 
  • Tắc ống mật: Sỏi mật rớt xuống ống mật chủ khiến ống dẫn mật bị tắc, từ đó cản trở dòng chảy của mật từ gan và túi mật đến ruột gây ra tình trạng nhiễm trùng đường mật hoặc vàng da. 
  • Ông tụy tắc nghẽn: Dịch tụy có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chảy qua các ống tụy. Sự xuất hiện của sỏi mật có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn ống tụy dẫn đến viêm tụy. Viêm tụy thường gây đau bụng dữ dội, liên tục và thường trở nặng cần nhập viện điều trị. 
  • Tắc ruột: Sỏi mật khiến túi mật viêm mãn tính và dính chặt vào tá tràng. Thời gian lâu dần, sỏi mật ăn mòn thành túi mật và tá trạng khiến bộ phận này bị rò. Viên sỏi sẽ theo đường rò này rớt vào tá tràng, ruột non và kẹt lại ở hồi tràng - nơi có đường kính rất nhỏ. 
  • Ung thư túi mật: Một người có tiền sử sỏi mật có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư túi mật. Mặc dù bệnh này khá nguy hiểm nhưng nguy cơ mắc không cao và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và xử lý sớm. 

Sỏi mật hình thành trong bao lâu? Một số lưu ý làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật 2

Sỏi mật hình thành trong bao lâu tùy thuộc vào cơ địa và chế độ sinh hoạt của người bệnh 

Những ai dễ bị mắc sỏi mật nhất?

Sỏi mật có thể gây ra tắc ống túi mật hoặc viêm túi mật. Các đối tượng dễ mắc sỏi túi mật có thể kể như:

  • Nữ giới sau tuổi 40;
  • Người bị béo phì;
  • Người giảm cân đột ngột;
  • Người mắc tiểu đường.

Sỏi mật hình thành trong bao lâu? Một số lưu ý làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật 3

Người mắc béo phì có nguy cơ mắc sỏi mật rất cao 

Một số lưu ý giảm nguy cơ mắc sỏi mật

Để giảm nguy cơ mắc sỏi mật, hãy tuân thủ 4 lưu ý dưới đây: 

  • Không bỏ bữa thường xuyên: Hãy cố gắng duy trì các bữa ăn trong ngày và ăn đúng giờ. Việc nhịn ăn hoặc bỏ bữa sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. 
  • Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng: Tình trạng thừa cân béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Hãy duy trì trọng lượng lý tưởng của cơ thể bằng cách giảm lượng calo tiêu thụ và tăng các hoạt động thể chất. 
  • Giảm cân hợp lý: Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, hãy giảm cân nhưng giảm từ từ. Việc giảm cân đột ngột có thể khiến bạn mắc sỏi mật. Chỉ nên giảm từ 0.5 - 1kg mỗi tuần là hợp lý. 
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ: tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế chất kích thích và đồ ăn cay nóng. 

Để giảm cân nhanh chóng và giảm nguy cơ sỏi mật hãy xây dựng thực đơn khoa học với nhiều rau xanh và hoa quả

Sỏi mật là bệnh diễn biến âm thầm nên khó có câu trả lời chính xác về việc sỏi mật hình thành trong bao lâu. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh hãy tạo dựng một lối sống khoa học, hợp lý, tăng cường vận động. Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân cần áp dụng chế độ giảm cân từ từ để tránh mắc sỏi mật. 

Nguyễn Khuyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin