Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Sốt đau đầu: Nguyên nhân, cách xử trí tại nhà và dấu hiệu bệnh cần can thiệp y tế

Ngày 18/09/2023
Kích thước chữ

Sốt đau đầu là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy tình trạng này thường do vấn đề sức khỏe thông thường nhưng trong nhiều trường hợp lại là dấu hiệu bệnh lý. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân gây sốt nóng, đau nhức đầu nhé!

Khi bị sốt đau đầu, nhiều người thường theo thói quen uống thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đau nhức đầu hay sốt nóng có thể tự điều trị tại nhà. Nếu biểu hiện bệnh kéo dài hoặc tăng cường độ, mặc dù người bệnh đã áp dụng những cách xử trí tại nhà, thì cần đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán bệnh chính xác, tiếp nhận điều trị phù hợp.

Sốt đau đầu, mệt mỏi là bệnh gì?

Vậy sốt đau đầu, mệt mỏi là bệnh gì? Sốt và đau đầu là hai triệu chứng thường đi kèm với nhau, xuất hiện trong nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau. Cụ thể, sốt là tình trạng khi nhiệt độ cơ thể của người bệnh tăng lên cao hơn mức 37,5 độ C. Nếu sốt vượt quá 38 độ C thì có thể được xem xét là mức độ sốt cao cần xử trí.

Đau đầu là một trạng thái mà người bệnh xuất hiện cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng đầu. Đau đầu ở mức độ nhẹ đến nặng, biểu hiện ở một vị trí cụ thể, nửa đầu hoặc lan tỏa khắp đầu.

Việc xác định nguyên nhân cụ thể của hiện tượng nóng sốt đau đầu là yếu tố quan trọng để lập kế hoạch điều trị thích hợp. Điều trị bao gồm việc sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần sự kê đơn của bác sĩ như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen… giúp hạ sốt, đồng thời giảm đau nhức đầu nhanh chóng, hiệu quả.

Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thêm kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn, thuốc kháng viêm để giảm triệu chứng viêm nhiễm hoặc kết hợp các phương pháp điều trị tùy thuộc vào bệnh lý cơ bản.

Sốt đau đầu: Nguyên nhân, cách xử trí tại nhà và dấu hiệu bệnh cần can thiệp y tế 1
Tình trạng sốt đau đầu, mệt mỏi là bệnh gì không phải ai cũng biết rõ

Nguyên nhân gây hiện tượng sốt đau đầu

Nóng sốt đau đầu là một dấu hiệu của cơ thể đang phản ứng để đối phó với tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sốt đau đầu mệt mỏi thường gặp, cụ thể:

  • Cảm lạnh, cảm cúm: Sốt đau đầu là bệnh gì? Các bệnh nhiễm khuẩn thông thường như cảm lạnh hoặc cảm cúm thường đi kèm với sốt, đau đầu. Sự tăng nhiệt độ cơ thể là một phần của cơ chế bảo vệ tự nhiên để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể biểu hiện ho, mất vị giác hay mệt mỏi. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, bệnh thường tự hết sau một thời gian. Ngược lại, những đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh, người già hoặc người bị suy giảm miễn dịch cần được xử trí khi cần thiết.
  • Nhiễm trùng: Người bệnh khi bị nhiễm khuẩn có thể biểu hiện đau nhức đầu, đau mỏi người kèm sốt. Nhiễm khuẩn đến từ nhiều cơ quan khác nhau như nhiễm trùng tiết niệu, viêm đường hô hấp hay viêm khớp.
  • Sốt xuất huyết Dengue: Đây là một bệnh do muỗi truyền, thường gây sốt và đau đầu cùng với các triệu chứng khác. Bệnh sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Long Châu ngay hôm nay!
  • Viêm màng não: Đây là một trạng thái nguy hiểm và thường đi kèm với sốt đau đầu, người bệnh có thể xuất hiện kèm tình trạng buồn ngủ, cổ cứng, buồn nôn hoặc nhạy cảm ánh sáng, âm thanh lớn. Đây là một tình trạng y tế khẩn cấp cần được xử trí ở mọi đối tượng người bệnh, từ trẻ nhỏ cho tới người lớn.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Một số loại thuốc hoặc sự sử dụng không đúng cách gây ra phản ứng không mong muốn như sốt đau đầu mệt mỏi. Đó có thể là thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng sinh hay thuốc trị động kinh.
Sốt đau đầu: Nguyên nhân, cách xử trí tại nhà và dấu hiệu bệnh cần can thiệp y tế 2
Cảm cúm có thể là nguyên nhân gây tăng thân nhiệt kèm đau nhức đầu

Cách xử trí tình trạng nóng sốt đau đầu

Nhiều người thắc mắc rằng sốt đau đầu là bệnh gì? Sốt đau đầu là hai triệu chứng thường gặp và là dấu hiệu của một loạt vấn đề sức khỏe, từ nhiễm trùng đơn giản đến các bệnh lý phức tạp. Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể tự xử lý tình trạng sốt và đau đầu tại nhà. Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm bớt triệu chứng khó chịu này, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi: Đảm bảo bạn nghỉ ngơi đủ, giữ cơ thể ấm áp, kết hợp ngủ đủ giấc tạo điều kiện hồi phục. Hãy uống đủ lượng nước để tránh mất nước, cung cấp đủ độ ẩm cho cơ thể. Tránh tiếp xúc với người khác để ngăn lây truyền nhiễm trùng nếu có.
  • Sử dụng thuốc không kê đơn: Dùng Paracetamol hoặc Ibuprofen theo hướng dẫn để giảm sốt đau đầu nhanh chóng, hiệu quả. Chú ý tuân theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm hoặc theo sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ. Tránh sử dụng Aspirin ở trẻ em, thanh thiếu niên nếu không có sự hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Tránh căng thẳng tinh thần: Các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga hay tập thể dục nhẹ có thể giúp kiểm soát căng thẳng, từ đó giảm đau nhức đầu cũng như khiến cơ thể dễ chịu hơn.
  • Theo dõi triệu chứng bệnh: Nếu hiện tượng sốt đau đầu mệt mỏi kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên thăm bác sĩ để được tư vấn, tiếp nhận điều trị thích hợp. Đồng thời, nếu bạn có các triệu chứng bất thường khác như nôn mửa, buồn nôn, ngất xỉu hoặc khó thở, bạn nên tới ngay bệnh viện.

Lưu ý rằng cách xử trí tình trạng sốt và đau đầu tại nhà chỉ phù hợp cho các trường hợp nhẹ. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn hoặc khi triệu chứng kéo dài, bạn nên tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia để đảm bảo rằng bạn đang được chẩn đoán, điều trị đúng cách. Đừng ngần ngại thăm khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về tình trạng sức khỏe của mình.

Sốt đau đầu: Nguyên nhân, cách xử trí tại nhà và dấu hiệu bệnh cần can thiệp y tế 3
Nghỉ ngơi đầy đủ giúp giảm tình trạng nóng sốt đau đầu

Khi nào người bị sốt đau đầu cần đi khám bác sĩ?

Sốt đau đầu mệt mỏi có thể là triệu chứng của đa dạng vấn đề sức khỏe, từ những vấn đề đơn giản như cảm lạnh đến những bệnh lý nguy hiểm tính mạng như viêm màng não. Dưới đây là một số tình huống người bệnh nên xem xét việc đi khám bác sĩ, cụ thể:

  • Nếu tình trạng sốt của bạn kéo dài, không hạ xuống sau khi sử dụng thuốc hạ sốt, đặc biệt nếu nhiệt độ cơ thể vượt quá 38 độ C, bạn nên thăm khám bác sĩ. Sốt cao có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Nếu đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn, không giảm sau khi nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau, đó là tín hiệu cảnh báo bệnh lý cần xử trí. Đau đầu liên quan đến viêm màng não hoặc các vấn đề thần kinh cần sự can thiệp của bác sĩ.
  • Nếu bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như buồn nôn, nôn mửa hay thậm chí mất ý thức, đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng như viêm màng não hoặc viêm não cần được điều trị nhanh chóng.
  • Người có tiền sử bệnh lý về tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe khác đã và đang được điều trị thì nên đi khám bác sĩ nhanh chóng khi có triệu chứng mới xuất hiện.
Sốt đau đầu: Nguyên nhân, cách xử trí tại nhà và dấu hiệu bệnh cần can thiệp y tế 4
Người có tiền sử bệnh lý tim mạch cần theo dõi sức khỏe sát sao

Thông qua bài viết, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả kiến thức tổng quan về hiện tượng nóng sốt đau đầu với các nguyên nhân thường gặp, các biện pháp xử trí tại nhà cũng như dấu hiệu tiến triển cần sự can thiệp của chuyên gia. Mong bạn đọc đã có giải đáp cho câu hỏi “Sốt đau đầu là bệnh gì?”. Hãy tiếp tục đón xem nhiều bài viết mới về chủ đề sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin