Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi mang thai, một số bà bầu bị sốt vì nhiều lý do khác nhau. Vậy, bị sốt khi mang thai có đáng lo ngại không? Cách chăm sóc và điều trị an toàn, hiệu quả khi bà bầu bị sốt?
Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra các triệu chứng như sốt. Sốt khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn sốt.
Viêm ruột thừa là một bệnh nhiễm trùng cấp tính xảy ra ở ruột thừa và gây ra đau bụng, đau hố chậu phải và có thể kèm theo sốt. Bệnh lý này cần phải phẫu thuật gấp, nhất là xảy ra ở phụ nữ mang thai vì rất nguy hiểm. Vì vậy, thai phụ nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu này thì nên đến bệnh viện kiểm tra để tránh những rủi ro.
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở nhiều phụ nữ khi mang thai. Bệnh này không chỉ có thể gây viêm, đau mà còn có thể gây sốt. Nguyên nhân là do ứ trệ do khối lượng cơ tử cung tăng lên và gây áp lực lên đường tiết niệu khi mang thai. Từ đó, nước tiểu có xu hướng chảy ngược vào bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, phụ nữ mang thai sẽ bị sốt và nước tiểu đục có máu. Vì vậy, khi thai phụ có những biểu hiện và sốt như trên, gia đình cần đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Bị viêm đường hô hấp trên là thể là một trong các nguyên nhân gây sốt khi mang thai. Đường hô hấp trên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và virus với các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Phụ nữ mang thai thường gặp các triệu chứng như sốt và nhiệt độ cơ thể dao động sau khi mắc bệnh này. Nếu tình trạng sốt không giảm, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để theo dõi.
Sốt do viêm phổi khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bà bầu, thậm chí là sảy thai, sinh non. Ở người bình thường, bệnh viêm phổi có thể khỏi sau khoảng 2 đến 3 tuần, nhưng ở phụ nữ mang thai, liệu trình và cách điều trị phức tạp hơn. Vì vậy, thai phụ cần cẩn trọng và nên đến bệnh viện nếu gặp các dấu hiệu của bệnh viêm phổi.
Sốt do virus khi mang thai có thể khiến mẹ sốt cao từ 38 độ trở lên, mất nước, mệt mỏi và mất sức. Khi bị sốt cao do virus, mẹ bầu cần đi khám ngay và dùng thuốc hạ sốt.
Nhiễm cúm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé do gây sốt, hắt hơi, sổ mũi ở mẹ bầu. Mệt mỏi, thể lực giảm sút, chán ăn do sốt khiến thai nhi trong bụng hấp thu suy dinh dưỡng. Nếu sốt khi mang thai trên 38 độ kèm theo ớn lạnh, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để được điều trị sớm.
Virus viêm gan B là nguyên nhân chính lây truyền bệnh viêm gan B từ người sang người. Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan B, sức đề kháng của họ sẽ yếu hơn so với phụ nữ bình thường. Nếu mẹ bị viêm gan B có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi toàn thân, chán ăn thì nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt. Tránh để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và thiếu máu cho thai nhi.
Bị sốt trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể khiến thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật ống thần kinh. Từ khoảng tam cá nguyệt thứ hai, sốt sẽ không còn quá nguy hiểm, trừ khi sốt do nhiễm trùng tử cung. Vì vậy, khi mang thai 3 tháng đầu, nếu ngày thứ 2 cơn sốt không hạ, thai phụ nên đi khám để đề phòng những biến chứng nặng hơn.
Khi mang thai 3 tháng cuối, bà bầu có nguy cơ chuyển dạ sinh non nếu bị sốt. Vì vậy, cần đến bệnh viện sớm để xử lý triệu chứng này một cách an toàn. Khi đi khám chữa bệnh hãy nhờ chồng hoặc người nhà đưa đi cẩn thận, nhẹ nhàng.
Có nhiều mức độ sốt khác nhau và sốt được coi là nhẹ nếu nhiệt độ từ 37,5 đến 38 độ C. Sốt khi mang thai ở mức độ nhẹ ít ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng nếu tình trạng sốt cao kéo dài mẹ nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để giúp ngăn ngừa sẩy thai và nhiễm khuẩn huyết khi mang thai. Cần lưu ý rằng sốt cao cũng có thể gây ra các biến chứng có thể dẫn đến chuyển dạ sinh non.
Phụ nữ mang thai thuộc nhóm đặc biệt và cần thận trọng khi dùng thuốc. Nguyên nhân là do một số loại thuốc có nguy cơ gây ra các dị tật ở thai nhi, gây sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và đẻ non trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bất kỳ loại thuốc nào không an toàn đều có thể dẫn đến một trong ba nguy cơ kể trên, vì vậy bà bầu cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt.
Phụ nữ có thai sử dụng thuốc hạ sốt tuyệt đối phải nghe theo lời dặn của bác sĩ, kê đơn đúng thuốc, đúng bệnh, đúng liều lượng. Một sai sót nhỏ có thể vô tình gây hại cho thai nhi, gây dị tật bẩm sinh, thậm chí phải đình chỉ thai nghén trước khi đủ tuần tuổi.
Sốt khi mang thai có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi. Để phòng tránh sốt do một số nguyên nhân, thai phụ nên tiêm phòng đầy đủ trước khi muốn mang thai, đặc biệt là bệnh rubella, vì nếu mắc bệnh rubella trong 3 tháng đầu có thể gây dị tật cho thai nhi.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.