Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sốt thương hàn kéo dài bao lâu? Những điều cần làm khi bị sốt thương hàn kéo dài

Ngày 21/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sốt thương hàn kéo dài bao lâu là thắc mắc của nhiều người, bởi sốt thương hàn kéo dài là mối đe dọa lớn đến tính mạng con người và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy bạn cần biết cách xử lý đúng nhằm hỗ trợ điều trị và hạn chế hậu quả tới sức khoẻ về sau.

Sốt thương hàn là tình trạng sốt gây ra do bệnh thương hàn. Đây là bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn Salmonella Typhi và rất dễ lây qua đường tiêu hoá. Đặc điểm của sốt thương hàn thường kéo dài và gây tổn hạn lớn tới cơ thể người bệnh. Vậy sốt thương hàn kéo dài bao lâu? Thông qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn xử lý khi bị sốt thương hàn kéo dài.

Sốt thương hàn kéo dài bao lâu?

Để trả lời cho câu hỏi sốt thương hàn kéo dài bao lâu, thì câu trả lời là sốt thương hàn thường khởi phát đột ngột và thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần tùy vào tình trạng của người bệnh. Qua từng giai đoạn, bệnh sẽ có diễn biến và gây ra các triệu chứng khác nhau, sốt có thể kèm theo ớn lạnh, thân nhiệt có thể lên đến 40, 41 độ C.

Giai đoạn ủ bệnh

Bệnh thương hàn có giai đoạn ủ bệnh kéo dài trong khoảng thời gian từ 7 - 15 ngày. Ở giai đoạn này hầu như người bệnh không xuất hiện triệu chứng điển hình nào.

Giai đoạn khởi phát

Khi bước sang giai đoạn khởi phát, sốt thương hàn kéo dài trong khoảng 1 tuần và bắt đầu xuất hiện tình trạng sốt cao, nhiệt độ tăng dần từ 39°C đến 40°C. Kèm với đó, người bị sốt thương hàn kéo dài sẽ gặp các triệu chứng điển hình như đau toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy hoặc táo bón.

Cần làm gì khi bị sốt thương hàn kéo dài? 1
Sốt thương hàn kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm

Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn toàn phát, sốt thương hàn kéo dài khoảng 2 tuần. Người bệnh sốt cao liên tục từ 39°C đến 40°C. Bên cạnh đó là các dấu hiệu nhận biết của triệu chứng nhiễm độc toàn thân gồm: Nhức đầu triền miên, ù tai, run chân tay, thường xuyên mất ngủ.

Đáng chú ý, người bị sốt thương hàn kéo dài có thể nổi nốt đào ban. Các nốt này thường mọc ở bụng, ngực, mạn sườn với số lượng ban ít và kéo dài từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 12 của bệnh thương hàn. Ngoài ra, người bệnh còn gặp những vấn đề liên quan đến tiêu hóa như đi ngoài nhiều lần, phân có màu vàng nâu, có dấu hiệu đau nhẹ kèm chướng bụng.

Giai đoạn lui bệnh

Giai đoạn lui bệnh của sốt thương hàn kéo dài trong khoảng 7 ngày. Nhiệt độ cơ thể của người bệnh bắt đầu giảm dần và ổn định hơn. Lúc này, sức khỏe người bệnh bắt đầu có những biểu hiện phục hồi tích cực như ăn ngủ tốt hơn, hết cảm giác mệt mỏi và không còn gặp các vấn đề tiêu hóa.

Sốt thương hàn kéo dài có nguy hiểm không?

Do vi khuẩn Salmonella Typhi gây bệnh thương hàn trú ngụ tại cuối ruột non, vì vậy người bệnh sẽ gặp biến chứng chủ yếu trên đường tiêu hóa như:

  • Chảy máu đường tiêu hóa có thể gặp ở 15% trong tổng số bệnh nhân mắc phải. Thường xuất hiện vào tuần thứ 2 - 3, tức là ở giai đoạn phục hồi.
  • Thủng ruột chiếm 1 - 3% trường hợp sốt thương hàn kéo dài. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất có thể dẫn tới tử vong.
  • Các biến chứng khác như viêm đại tràng, viêm ruột thừa, viêm tụy xuất huyết,...

Ngoài các biến chứng điển hình trên đường tiêu hóa, sốt thương hàn kéo dài còn gây hại tới đường gan mật. Thường gặp nhất là viêm túi mật và viêm gan, chiếm 1-2% tổng số bệnh nhân. Nặng hơn là các biến chứng trên hệ thần kinh có thể kể đến như tình trạng rối loạn ý thức ngủ gà đến hôn mê. Ít gặp hơn là viêm não, viêm dây thần kinh sọ, viêm màng não, viêm não tụy,...

Cần làm gì khi bị sốt thương hàn kéo dài? 2
Sốt thương hàn kéo dài gây biến chứng chủ yếu trên hệ tiêu hoá

Những điều cần làm khi bị sốt thương hàn kéo dài

Khi bị sốt thương hàn kéo dài, bạn cần thực hiện những điều sau:

Gặp bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện bệnh

Sốt thương hàn có lây không? Sốt thương hàn có thể lây nhiễm rất nhanh, vì vậy điều đầu tiên cần làm sau khi phát hiện chính là người bệnh phải được cách ly ngay và lập tức đến cơ sở ý tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời. Không được tự ý điều trị tại nhà khi không có chỉ định của bác sĩ.

Tuân thủ đúng phác đồ điều trị

Thông thường, trong phác đồ điều trị của bệnh sốt thương hàn kéo dài sẽ được sử dụng các loại kháng sinh phù hợp đi kèm là một số thuốc hỗ trợ giảm các triệu chứng. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị theo 4 quy tắc sau đây:

  • Không bỏ qua liều hoặc uống nửa liều;
  • Không tăng gấp đôi thuốc nếu quên;
  • Hoàn thành đơn thuốc;
  • Không dùng thuốc ngoài đơn nếu chưa có chỉ định của bác sĩ;
  • Trao đổi ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn nếu gặp các tác dụng phụ.

Uống nhiều nước

Khi bị sốt thương hàn kéo dài, cơ thể có cơ chế tự bảo vệ bằng cách hạ nhiệt độ để làm mát. Khi đó người bệnh sẽ ra nhiều mồ hôi, thở gấp và mất nước. Vì vậy uống nhiều nước là cách tốt nhất để bù nước và các chất điện giải cho người bị sốt thương hàn kéo dài. Đặc biệt, nước đóng vai trò xúc tác cho nhiều hoạt động vận chuyển trong cơ thể, góp phần đào thải các độc tố.

Cần làm gì khi bị sốt thương hàn kéo dài? 3
Uống nhiều nước giúp người bị sốt thương hàn kéo dài bù đắp lại lượng nước mất đi

Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống thêm các nước bù điện giải như nước dừa, oresol,.... để bù đắp lượng nước và chất điện giải mất đi, phục hồi cơ thể.

Sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa

Trong thời gian bị bệnh, hệ tiêu hóa của người sốt thương hàn kéo dài thường rất yếu. Thêm nữa, cơ thể mệt mỏi dẫn tới tình trạng chán ăn. Chính vì vậy, người bị sốt thương hàn nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp,... để giúp cơ thể hấp thu nhanh hơn và giảm bớt hoạt động của hệ tiêu hoá. Đặc biệt luôn tuân thủ quy tắc “ăn chín, uống sôi" nhằm tránh các vi khuẩn gây hại khác tấn công làm tình trạng bệnh ngày càng trở lên trầm trọng hơn.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết bạn có thể có cho mình câu trả lời cho sốt thương hàn kéo dài bao lâu cũng như cách xử lý đúng khi mắc bệnh. Qua đó, bạn nên chủ động phòng ngừa căn bệnh sốt thương hàn kéo dài chính là cách tốt nhất.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Các bài viết liên quan

  1. Vắc xin thương hàn là gì? Cần tiêm mấy mũi vắc xin thương hàn?

  2. Vắc xin thương hàn tiêm khi nào? Những lợi ích khi tiêm vắc xin thương hàn

  3. TYPHIM VI (Pháp) - Vaccine phòng bệnh thương hàn hiệu quả