Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thương hàn là bệnh do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm và trở thành dịch bệnh. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Trực khuẩn Salmonella typhi hay còn gọi là vi khuẩn thương hàn, được xem là một loài sống dai, chúng có thể tồn tại trong nước từ 2 - 3 tuần, trong phân từ 2 - 3 tháng và trong nước đá được 2 - 3 tháng. Chúng bị phân hủy bởi nhiệt độ 50 độ C trong 1 giờ và 100 độ C trong 5 phút. Ngoài ra, chúng cũng bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thường dùng.
Người bệnh chính là nguồn bệnh quan trọng. Trong thời kỳ ủ bệnh, chưa có triệu chứng, người bệnh vẫn có thể lây bệnh cho người khác.
Người khỏi bệnh sau khi hết các triệu chứng lâm sàng vẫn tiếp tục mang trong người vi khuẩn thương hàn, đa số sẽ đào thải vi khuẩn ra môi trường bên ngoài trong 2 - 3 tuần. Trong một số trường hợp (chiếm 2 - 2%) vẫn có thể thải vi khuẩn ra môi trường trong 2 - 3 tháng kể từ sau khi hết các triệu chứng lâm sàng.
Vi khuẩn gây bệnh thương hàn lây qua đường nào? Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống và tiếp xúc với người bệnh.
Khi chúng ta ăn phải thực phẩm hay nguồn nước bị nhiễm khuẩn không được nấu chín sẽ có nguy cơ mắc bệnh thương hàn. Đây là con đường lây bệnh quan trọng và là yếu tố phát sinh dịch lớn.
Ngoài ra, bệnh thương hàn còn lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, tiếp xúc với chất thải hoặc vật dụng cá nhân bị nhiễm khuẩn.
Sốt thương hàn có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng theo số liệu thống kê cho thấy bệnh thường xảy ra ở những người trong tuổi từ 15 đến 30 tuổi. Nguyên nhân là do những người trong độ tuổi này thường sống và lao động tại những nơi có điều kiện vệ sinh bất lợi như uống nước lã, ngâm mình dưới ao, hồ nước bẩn,..., đặc biệt là ở những nơi mà tình hình vệ sinh nguồn nước, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà tiêu, hệ thống thoát nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Với xã hội hiện nay, điều kiện sống được cải thiện đáng kể và ý thức giữ gìn vệ sinh chung được nâng cao nên nguy cơ lây truyền bệnh thương hàn theo con đường này đang giảm dần theo thời gian. Chủ yếu chỉ còn vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm cần phải chú ý hơn.
Thông thường, người nhiễm bệnh thương hàn sẽ trải qua giai đoạn sau đây.
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 7 - 15 ngày. Trong giai đoạn này thường không có triệu chứng nhưng người bệnh vẫn có thể lây lan mầm bệnh cho người khác.
Thường diễn ra trong 1 tuần với triệu chứng đặc trưng là sốt tăng dần cao đến 39 - 41 độ C. Sốt có thể kéo dài đến ngày thứ 7 của giai đoạn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị nhức đầu, ăn ngủ kém, ù tai, mệt mỏi.
Kéo dài khoảng 2 tuần với tình trạng sốt liên tục 39 - 40 độ C. Bên cạnh đó còn xuất hiện các hiện tượng:
Thường kéo dài trong khoảng 1 tuần. Nhiệt độ cơ thể lúc này dao động mạnh rồi giảm dần. Bệnh nhân phục hồi, đỡ mệt, ăn ngủ tốt hơn và các vấn đề về tiêu hóa không còn xuất hiện. Tuy nhiên, dù đã hết triệu chứng thì người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân vẫn nên đảm bảo vệ sinh an toàn, sạch sẽ. Vì thời điểm này vi khuẩn thương hàn vẫn còn trong người bệnh nhân và tiếp tục được đào thải ra ngoài môi trường.
Việc phòng bệnh thương hàn chủ yếu là đảm bảo vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Hệ thống nguồn nước, xử lý phân, rác phải đảm bảo hợp vệ sinh. Khi lựa chọn nguồn thực phẩm cần phải tươi mới, đủ dinh dưỡng, không có dấu hiệu mốc hỏng và đủ chứng nhận an toàn vệ sinh.
Chúng ta cũng cần tuân thủ ăn chín, uống sôi. Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn, cũng như sau khi đi vệ sinh. Đồ ăn cần bảo quản kín, phòng chống ruồi đậu vào.
Ngoài những lưu ý trong sinh hoạt, bạn cũng có thể phòng bệnh thương hàn bằng cách tiêm vắc xin. Vắc xin thương hàn có hiệu quả bảo vệ tốt là vắc xin Vi-polysacarid dạng tiêm.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.