Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về vi khuẩn thương hàn

Ngày 21/11/2023
Kích thước chữ

Vi khuẩn thương hàn là nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn, một loại bệnh nhiễm trùng đầy nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Vậy, bệnh thương hàn do vi khuẩn nào gây ra, có những đặc điểm gì? Làm thế nào để phòng ngừa sự lây lan của vi khuẩn thương hàn? Hãy cùng theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Vi khuẩn thương hàn, một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm đã thu hút sự quan tâm và nghiên cứu sâu rộng của cộng đồng y học. Được biết đến với khả năng gây ra các triệu chứng nặng nề, thương hàn không chỉ là mối đe dọa sức khỏe cá nhân mà còn có tiềm ẩn nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá sâu hơn về loại vi khuẩn thương này.

Vi khuẩn thương hàn là gì? Đặc điểm vi khuẩn thương hàn

Vi khuẩn thương hàn, được biết đến với tên gọi Salmonella typhi là một loại vi khuẩn gram âm, có đặc điểm với 107 type kháng nguyên và 3 phó thương là gọi là Salmonella enteritidis (paratyphi A), Salmonella schottmulleri (paratyphi B) và Salmonella hirschfeldii (paratyphi C). Salmonella typhi được phát hiện chủ yếu trong túi mật của người bệnh, người lành mang vi khuẩn thải qua phân. Loại vi khuẩn này có sức đề kháng cao và khả năng sống sót trong môi trường khắc nghiệt.

Vi khuẩn thương hàn gây bệnh bằng cách nào?

Việc lây nhiễm của vi khuẩn thương hàn diễn ra thông qua các phương thức như sau:

  • Lây từ động vật nuôi trong nhà;
  • Sử dụng thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm vi khuẩn thương hàn;
  • Ruồi nhà gây nhiễm bẩn cho các loại thực phẩm;
  • Sử dụng sữa và sản phẩm từ sữa nhiễm vi khuẩn thương hàn.

Vi khuẩn thương hàn là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt thương hàn. Thời kỳ ủ bệnh của vi khuẩn thương hàn thường kéo dài từ 7 - 14 ngày và sự xuất hiện của các triệu chứng có thể diễn ra ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh từ đầu.

Dữ liệu thống kê chỉ ra rằng bệnh thương hàn thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè, tuy nhiên, vẫn có sự xuất hiện của bệnh trong các giai đoạn khác của năm. Môi trường sống và nguồn nước sinh hoạt thường bị ô nhiễm, thực phẩm bẩn là những nguyên nhân chủ yếu làm tăng rủi ro nhiễm vi khuẩn thương hàn. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh thường giảm ở những nước phát triển và các khu đô thị lớn, tập trung chủ yếu ở vùng quê và nơi xa xôi.

Những điều cần biết về vi khuẩn thương hàn 2
Các con đường khuếch tán vi khuẩn thương hàn

Các nhóm tuổi từ 15 - 30 tuổi chiếm tỷ lệ lớn các trường hợp mắc bệnh sốt thương hàn, tuy nhiên các nhóm tuổi khác vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Nhóm này thường làm việc và sinh sống trong điều kiện thiếu vệ sinh và môi trường ô nhiễm, đặt họ vào nhóm nguy cơ cao hơn so với các đối tượng khác.

Các triệu chứng khi nhiễm bệnh thương hàn

Bệnh nhiễm vi khuẩn thương hàn có các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân người bệnh. Dưới đây là những biểu hiện phổ biến mà vi khuẩn thương hàn có thể gây ra:

  • Mệt mỏi, ăn uống kém, nhức đầu: Đây thường là các dấu hiệu sớm của bệnh.
  • Sốt: Sốt đột ngột, sốt cao là một trong những triệu chứng chính của bệnh thương hàn. Thân nhiệt có thể tăng dần theo thời gian, chủ yếu vào buổi chiều tối, thường kèm theo cảm giác lạnh run. Có thể xuất hiện sốt cao đến mức 41 độ C, làm cho người bệnh trở nên uể oải và suy nhược nặng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân thường trải qua tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh.
  • Phát ban: Hồng ban của bệnh sốt thương hàn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như lưng, ngực hoặc tức chi. Các đốt hồng ban có nhiều hình dạng như dát phẳng, hình đầu kim giống như các triệu chứng của bệnh sởi.

Cần phát hiện và điều trị thương hàn sớm để mang lại kết quả tốt nhất, đặc biệt là trong tuần đầu tiên kể từ khi xuất hiện các triệu chứng. Điều trị muộn có thể tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như viêm não màng não, viêm xương tủy xương, thủng ruột và viêm nội tâm mạc.

Những điều cần biết về vi khuẩn thương hàn 3
Các triệu chứng do nhiễm vi khuẩn thương hàn

Cách phòng tránh nhiễm vi khuẩn thương hàn

Cách ngăn chặn và kiểm soát bệnh nhiễm vi khuẩn thương hàn hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa cộng đồng và nhân viên y tế. Điều này đòi hỏi sự nhất quán và tham gia tích cực của cả cộng đồng, tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng như sau:

  • Tuyên truyền và giáo dục: Việc truyền đạt thông tin về bệnh nhiễm vi khuẩn thương hàn qua nhiều kênh truyền thông như báo chí, truyền hình, tờ rơi hay các buổi thảo luận và hoạt động trực tiếp là chìa khóa quan trọng.
  • Giữ vệ sinh môi trường: Cộng đồng cần duy trì môi trường sống sạch sẽ, đặc biệt là trong việc giữ vệ sinh nguồn nước sinh hoạt. Việc này sẽ ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn thương hàn trong môi trường.
  • Xử lý hiệu quả chất thải: Việc xử lý và loại bỏ triệt để nguồn chất thải như nước tiểu, phân và rác thải sinh hoạt là quan trọng để ngăn chặn nguồn lây nhiễm bệnh.
  • An toàn thực phẩm: Tuân thủ quy tắc ăn chín và uống nước sôi giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Tiêm vaccine: Việc tiêm vaccine phòng bệnh thương hàn không chỉ bảo vệ người cá nhân mà còn giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh trong cộng đồng.
Những điều cần biết về vi khuẩn thương hàn 4
Tiêm vaccine là cách phòng tránh nhiễm khuẩn thương hàn tốt nhất

Sốt thương hàn là bệnh cấp tính do vi khuẩn gây ra. Bạn mắc bệnh là do ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm phân hoặc nước tiểu có chứa S. typhi và hãy tiêm phòng vacxin thương hàn, vì đây cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa bệnh.

Xem thêm: Tìm hiểu về cảm thương hàn biến chứng đến sức khỏe

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin