Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) - Không nên chủ quan!

Ngày 01/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) là căn bệnh khá nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được cứu chữa kịp thời. Vậy nguyên nhân dẫn đến hội chứng này là do đâu và cách phòng ngừa, điều trị ra sao?

Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) tuy không phải là căn bệnh phổ biến. Tuy nhiên, nếu mắc phải, người bệnh thường gặp các biến chứng khá nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ cơ chế hình thành hội chứng này, từ đó có giải pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) là gì?

Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) là thuật ngữ mà y học dùng để chỉ tình trạng giải phóng độc tố từ sự phát triển quá mức của vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) hoặc các vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn hiếm gặp, tuy nhiên các triệu chứng thường rất đột ngột, làm suy yếu nhanh chóng các cơ quan trong cơ thể, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Theo nghiên cứu, hội chứng này có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao chủ yếu là phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và sử dụng các loại băng vệ sinh siêu thấm hoặc dùng các miếng xốp, màng ngăn tránh thai không đúng cách thường xuyên.

hoi-chung-soc-nhiem-doc-(TSS)-1.jpg
Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) có nguy cơ cao ở phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt

Thực tế cho thấy, hơn 1/3 các trường hợp mắc bệnh là phụ nữ dưới 19 tuổi và tỷ lệ tái phát bệnh là 30%. Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng có nguy cơ mắc bệnh như: Người bị suy giảm hệ miễn dịch, người có vết thương hở ở da hoặc bỏng da, người vừa trải qua các đợt phẫu thuật, vừa sinh con hoặc bị nhiễm siêu vi như cúm, thủy đậu

Triệu chứng của hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) là gì?

Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) thường gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể cùng lúc. Tình trạng phổ biến mà người bệnh gặp phải sau khi bị nhiễm khuẩn là sưng, nóng, đỏ, đau nhức, toàn thân mệt mỏi. Ngoài ra, triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân còn tùy thuộc vào loại vi khuẩn mà người đó mắc phải. Cụ thể như sau:

  • Nếu do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus: Người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, người lạnh run, đau đầu, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy, kèm theo việc xuất hiện các vết bầm tím, mẩn đỏ trên người, đau nhức cơ bắp. Người bệnh thường xuyên khát nước, tim đập nhanh, hạ huyết áp, tiểu ít. Trên da có thể thấy sự bong tróc thành từng mảng, nhất là ở lòng bàn tay và bàn chân.
  • Nếu do nhiễm khuẩn liên cầu Streptococcus: Thông thường, người bệnh sẽ mắc hội chứng này sau khi mắc thủy đậu, nhiễm trùng da hoặc có hệ thống miễn dịch yếu. Triệu chứng điển hình là đau nhức dữ dội một cách đột ngột, sốc do giảm thể tích tuần hoàn, chảy máu, xuất hiện các vết bầm tím, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể, huyết áp thấp, khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh. Một số trường hợp cũng có thể bị bong da như sốc nhiễm độc do tụ cầu vàng.
hoi-chung-soc-nhiem-doc-(TSS)-2.jpg
Người bệnh thường sốt cao, hạ huyết áp, đau đầu và mệt mỏi

Nguyên nhân gây hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) là gì?

Các vi khuẩn gây hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) thường gây nhiễm trùng da ở bệnh nhân bị bỏng hoặc sau phẫu thuật do vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương hở trên da.

Ngoài ra, chúng còn có ở trong âm đạo phụ nữ. Ở điều kiện sinh lý bình thường, chúng hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thích hợp, chúng sẽ phát triển nhanh chóng, đồng thời giải phóng các chất độc và dẫn lưu vào máu, gây hội chứng sốc nhiễm độc. Dùng băng vệ sinh không đúng cách trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc việc phụ nữ dùng các miếng xốp ngừa thai, dụng cụ màng ngăn đặt trong âm đạo để ngừa thai cũng có nguy cơ gây nên hội chứng này.

Phụ nữ thời kỳ kinh nghiệm có nguy cơ cao mắc hội chứng này do các nguyên nhân sau:

  • Việc sử dụng băng vệ sinh có độ thấm hút quá cao sẽ dẫn đến tình trạng âm đạo bị khô, biến đổi pH âm đạo, khiến vi khuẩn phát triển.
  • Nếu không thay băng vệ sinh thường xuyên, vi khuẩn rất dễ phát triển. Nhất là khi phụ nữ dùng băng vệ sinh dạng tampon, thường được làm bằng các sợi polyester rất dễ bị dị ứng băng vệ sinh, đây cũng được coi là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Hơn nữa, khi trượt tampon vào vị trí trong âm đạo rất dễ gây xước trên thành âm đạo, làm vỡ các mạch máu, tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào máu.
hoi-chung-soc-nhiem-doc-(TSS)-3.jpg
Dùng vệ sinh dạng tampon không đúng cách làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Phòng ngừa và điều trị hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) như thế nào?

Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) tuy gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng nếu biết cách phòng ngừa thì hoàn toàn có thể ngăn chặn được các nguy cơ. Dưới đây là giải pháp phòng ngừa và quy tắc điều trị được các bác sĩ đưa ra.

Phòng ngừa hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) bằng cách nào?

Các giải pháp phòng ngừa mà bạn nên thực hiện để tránh gặp phải hội chứng sốc nhiễm độc như sau:

  • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nếu thấy triệu chứng sốt cao, nôn mửa hoặc tiêu chảy thì hãy ngừng ngay lập tức sử dụng băng vệ sinh và đến các cơ sở y tế để được thăm khám nhằm xác định là có mắc hội chứng sốc nhiễm độc hay không.
  • Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ nên tìm hiểu về việc sử dụng băng vệ sinh đúng cách, vệ sinh sạch sẽ, thay băng thường xuyên, lưu ý rửa tay trước và sau khi thay rửa.
  • Phụ nữ nên chọn loại băng vệ sinh có độ thấm phù hợp với lượng kinh nguyệt của bản thân, không nên sử dụng loại có độ thấm hút quá cao vì sẽ làm tăng nguy cơ sốc nhiễm khuẩn hoặc khô, loét âm đạo. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên dùng loại có độ thấm hút quá kém vì sẽ khiến dịch kinh nguyệt bị ứ đọng, trào ngược và cũng gây nhiễm trùng.
  • Đối với các vết thương hở trên da hoặc các vết bỏng, bạn nên thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ về chế độ chăm sóc cũng như uống thuốc đúng, đủ liều, tuyệt đối không chủ quan để tránh nhiễm trùng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể bằng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học.
hoi-chung-soc-nhiem-doc-(TSS)-4.jpg
Phụ nữ dùng băng vệ sinh đúng cách là giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Điều trị hội chứng sốc nhiễm độc (TSS)

Quy tắc điều trị hội chứng này thường được các bác sĩ áp dụng theo các bước sau đây:

  • Khi đang trong quá trình xác định nguồn lây nhiễm, bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho người bệnh. Trường hợp người bệnh bị huyết áp thấp sẽ kê thêm các thuốc ổn định huyết áp và truyền dịch để bù nước nếu cần.
  • Trường hợp nặng, suy hô hấp, người bệnh sẽ được tiến hành ngay việc trợ thở oxy và thông khí cơ học. Nếu các độc tố gây hạ huyết áp kèm suy thận, bệnh nhân có thể được chỉ định chạy thận.
  • Sau khi kiểm soát được bệnh, các triệu chứng thuyên giảm hơn, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc và thực hiện chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng phù hợp để dần dần trở về trạng thái bình thường của cơ thể.

Như vậy, với các thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng sốc nhiễm độc (TSS), các triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Tuy hiếm gặp nhưng ảnh hưởng sức khỏe nó gây ra khá lớn. Do đó, những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cần cực kỳ cẩn trọng để không mắc phải căn bệnh này. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm