Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị sốt thương hàn nên ăn gì?

Ngày 29/06/2021
Kích thước chữ

Người bị sốt thương hàn nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi và phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này nhé!

Sốt thương hàn là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Salmonella Typhi. Một số triệu chứng thường gặp khi bị sốt thương hàn là: sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Sốt thương hàn có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta, đặc biệt là những người tiếp xúc với thức ăn bị nhiễm khuẩn. Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng giúp điều trị loại bệnh này. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu xem bị sốt thương hàn nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục nhé!

Sốt thương hàn là gì?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, vi khuẩn Salmonella Typhi chính là nguyên nhân gây ra sốt thương hàn.

Không chỉ vậy, người nhiễm bệnh còn có thể lây sang người khác khi tiếp xúc hoặc sử dụng các loại đồ ăn, thức uống, vật dụng mà người bệnh đã dùng.

Bất cứ ai cũng có thể bị sốt thương hàn, đặt biệt là những người sống ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, các khu vực ở Châu Á (Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh) châu Phi, Caribe, Trung và Nam Mỹ, và Trung Đông, thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Những triệu chứng thường gặp ở bệnh này đó là: sốt cao ( có thể đạt ngưỡng 39 – 40 độ C ), mệt mỏi, đau nhức cơ thể

bi-sot-thuong-han-nen-an-gi-1

Sốt thương hàn là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Salmonella Typhi

Ngoài triệu chứng sốt bệnh thương hàn còn các triệu chứng như:

  • Đau đầu, mất ngủ, nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng nằm bất động thờ ơ với ngoại cảnh, rồi có thể li bì, mê sảng hoặc hôn mê.
  • Đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn, đi ngoài khoảng 5–6 lần/ngày.
  • Hồng ban: Có thể xuất hiện các ban dát nhỏ 2–3mm, màu hồng thường mọc ở bụng, mạn sườn, ngực…
  • Rìa lưỡi đỏ, giữa lưỡi phủ một lớp rêu màu trắng hoặc xám.
  • Hiện tượng mạch nhiệt phân ly: Mạch đập không tương ứng với nhiệt độ.

Ngoài ra khi sốt nặng hơn, người mắc phải sốt thương hàn còn có thể bị xuất huyết nội tạng dẫn đến tử vong, nhưng trường hợp này rất hiếm xảy ra.

Các biến chứng của bệnh sốt thương hàn?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề người bị sốt thương hàn nên ăn gì thì trước tiên cần phải biết được những biến chứng của bệnh sốt thương hàn này nguy hiểm như thế nào. Bệnh sốt thương hàn có thể gây ra một số biến chứng như:

1. Biến chứng trên đường tiêu hóa

  • Chảy máu đường tiêu hóa: Do tổn thương tại cuối ruột non, có thể gặp ở 15% số bệnh nhân, thường vào tuần 2,3 của bệnh, các dấu hiệu lâm sàng tùy thuộc vào mức độ xuất huyết.
  • Thủng ruột: Là biến chứng nguy hiểm có thể tử vong, chiếm 1-3% các trường hợp, thường xảy ra vào tuần thứ 2,3 của bệnh hay là giai đoạn phục hồi. Biểu hiện bệnh nhân đau bụng dữ dội như dao đâm, đau khu trú hay lan tỏa khắp bụng, choáng, vã mồ hôi, huyết áp tụt... Cũng có trường hợp bệnh nhân biểu hiện không rõ ràng.
  • Các biến chứng khác: Như viêm đại tràng, viêm ruột thừa, liệt ruột, viêm tụy xuất huyết ...

2. Biến chứng gan mật

Hay gặp là viêm túi mật chiếm 1-2% tổng số bệnh nhân và viêm gan.

bi-sot-thuong-han-nen-an-gi-2

Các biến chứng của bệnh sốt thương hàn

3. Các biến chứng tim mạch

Truỵ tim mạch, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm tắc động tĩnh mạch, viêm nội tâm mạc...

4. Các biến chứng của hệ thần kinh

Hay gặp nhất là tình trạng rối loạn ý thức từ ngủ gà đến hôn mê.
Viêm não: Có dấu hiệu rối loạn ý thức, rối loạn thân nhiệt ... tiên lượng thường nặng.
Viêm màng não, viêm não tủy, viêm dây thần kinh sọ ... ít gặp hơn.

5. Biến chứng nhiễm trùng các cơ quan

Biến chứng này ít gặp và có thể gặp ở hầu hết các cơ quan như viêm phổi, viêm họng, viêm cầu thận, viêm đài bể thận, viêm bàng quang, viêm xương....

Chính những biến chứng này làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân mắc bệnh thương hàn.

Bị sốt thương hàn nên ăn gì?

Vậy người bị sốt thương hàn nên ăn gì? Dưới đây là tổng hợp một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh mà bạn cần biết

1. Ăn chín uống sôi

Điều đầu tiên đó là người bệnh sốt thương hàn phải tuân thủ nghiêm quy tắc “ ăn chín, uống sôi ” . Bởi vì khi sử dụng những thực phẩm chưa nấu chín có thể vẫn còn tồn tại những vi khuẩn và làm tình trạng bệnh trở nên nặng thêm. Ngoài ra, người bệnh nên ăn thức ăn khi còn nóng, tránh để thức ăn nguội vì như vậy thức ăn sẽ bị tái nhiễm vi khuẩn. 

2. Sơ chế thực phẩm đúng cách

Một trong những điều mà người bị sốt thương hàn nên lưu ý đó là nên bổ sung các loại rau xanh và trái cây trong bữa ăn hằng ngày. Trong rau xanh và trái cây có chứa nhiều loại vitamin chất xơ rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên cần phải sơ chế đúng cách vì chúng cũng có thể là những nguồn thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn gây hại đến sức khỏe.

Trước khi ăn rau và các loại củ quả, bạn cần phải rửa dưới vòi nước sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi rửa với nước sạch và để ráo rồi hãy chế biến. Lưu ý là khi rửa hay chế biến xong hãy ăn ngay, đừng để bên ngoài quá lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập. Một số người có thói quen ăn cả vỏ một vài loại trái cây như táo, đào, mận… Tuy nhiên, phần vỏ đôi khi chính là ổ vi khuẩn mà bạn không lường trước được. Vì thế, hãy gọt vỏ sạch sẽ trước khi ăn trái cây.

bi-sot-thuong-han-nen-an-gi-3

Bị sốt thương hàn nên ăn gì

3. Thức uống nguồn gốc rõ ràng.

Một điều nữa cũng vô cùng quan trọng đối với người bị sốt thương hàn đó là nên uống nước đun sôi để nguội, hoặc nước uống của các thương hiệu uy tín. Tránh sử dụng nước uống không rõ nguồn gốc, có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Hy vọng với những chia sẻ về chủ đề bị sốt thương hàn nên ăn gì dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé! Sức khỏe con người là quan trọng nhất, hi vọng những điều trên có thể giúp bạn và gia đình phòng tránh được bệnh sốt thương hàn và tiêm phòng vắc xin thương hàn đúng thời điểm để có thể tận hưởng cuộc sống với niềm vui trọn vẹn.

Xem thêm:

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:thương hàn