Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người bệnh khi mắc sốt xuất huyết thường trong tình trạng mệt mỏi, ngứa ngáy và khó chịu. Bởi vậy mà nhiều người thắc mắc bị sốt xuất huyết có được gội đầu không để giúp người bệnh thoải mái hơn? Bệnh nhân có thể gội đầu trong giai đoạn bệnh nhẹ nhưng cần được thực hiện đúng cách.
Người bị sốt xuất huyết có được gội đầu không? Nếu đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định, đồng thời không có vết thương hay mảng xuất huyết trên da đầu, người nhà có thể thực hiện gội đầu cho người bệnh. Ngược lại, nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn 2 khi bệnh tiến triển, tình trạng không ổn định hoặc đang điều trị trong bệnh viện, chuyên gia khuyến cáo người nhà không nên tự gội đầu cho bệnh nhân.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue, tên tiếng anh Dengue hemorrhagic fever (DHF), là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Dengue. Đây là một bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, đặc biệt ở các quốc gia Đông Nam Á, Châu Mỹ Latinh. DHF có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, đặc biệt đối với trẻ em.
Bệnh sốt xuất huyết được gây ra bởi bốn loại virus Dengue khác nhau (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4), muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi Aedes, đặc biệt là Aedes aegypti. Muỗi này là nguồn chủ yếu của virus Dengue, phát triển trong môi trường nước đọng.
Bệnh sốt xuất huyết có một loạt triệu chứng, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trên lâm sàng, bệnh được chia thành ba giai đoạn tiến triển, cụ thể:
Khi mắc sốt xuất huyết, việc chăm sóc tốt, quản lý triệu chứng là rất quan trọng để giảm triệu chứng bệnh, đảm bảo sự phục hồi nhanh chóng. Trong quá trình chăm sóc, thắc mắc rằng người bị sốt xuất huyết có được gội đầu không thường được quan tâm.
Đầu tiên cần xem xét thể trạng tổng thể của người bệnh. Nếu bệnh nhân có tình trạng tốt, triệu chứng của sốt xuất huyết ổn định, người bệnh có thể gội đầu, tắm rửa. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang trải qua giai đoạn nặng (thường kéo dài từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7) hoặc đang trong quá trình điều trị tại bệnh viện, việc gội đầu có thể không được khuyến nghị.
Ngoài ra, cần xem xét bệnh nhân có bất kỳ tổn thương nào trên da đầu hay có vết xuất huyết nào không. Bởi gội đầu sẽ cần chà xát, tạo áp lực lên da đầu, từ đó ảnh hưởng tới tình trạng xuất huyết dưới da của bệnh nhân.
Vậy để trả lời cho câu hỏi bị sốt xuất huyết có được gội đầu không thì bệnh nhân có thể gội đầu trong giai đoạn bệnh nhẹ, khi tổng thể sức khỏe của bệnh nhân tương đối ổn định, đồng thời không có bất kỳ vết thương nào trên đầu.
Ngoài thắc mắc về câu hỏi bị sốt xuất huyết có được gội đầu không thì cách gội đầu cho bệnh nhân cũng được nhiều người quan tâm. Khi chăm sóc bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, việc gội đầu có thể được thực hiện để giúp bệnh nhân thoải mái hơn.
Tuy nhiên, quá trình gội đầu cần được thực hiện một cách cẩn thận, tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh để đảm bảo an toàn, tránh gây tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản để gội đầu cho bệnh nhân sốt xuất huyết:
Khi chăm sóc bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, có một số lưu ý quan trọng cần được thực hiện để đảm bảo quá trình hiệu quả giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, cụ thể:
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc về câu hỏi “Người bị sốt xuất huyết có được gội đầu không?”. Với bài viết trên, mong quý độc giả đã nắm được các trường hợp bệnh nhân có thể gội đầu cũng như hướng dẫn thực hiện gội đầu đúng cách cho người mắc sốt xuất huyết.
Tiêm vắc xin phòng sốt xuất huyết có thể kích thích cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu, giúp chủ động chống lại các tuýp virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, từ đó giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Hãy nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn sớm nhất tại Long Châu!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.