Statin có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngày 30/03/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc statin thường được bác sĩ kê cho những người có cholesterol cao để giảm mức cholesterol trong máu để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu gần đây còn cho thấy statin có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tăng lipid máu là căn bệnh nguy hiểm gây ra các biến chứng về tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, suy tim, đột quỵ. Hiện nay, các loại thuốc hạ lipid máu như statin được nhiều người sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nếu sử dụng phải hết sức lưu ý thực hiện đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy statin là thuốc gì và tác dụng của nó ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây!
Statin là thuốc gì?
Nồng độ cholesterol cao trong máu có thể dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa động mạch, nó sẽ tích tụ theo thời gian làm động mạch bị xơ cứng và thu hẹp. Các cục máu đông hình thành trong các động mạch nó có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ nguy hiểm. Statin là một loại thuốc dùng để giảm cholesterol bằng cách ức chế enzyme HMG-CoA reductase, một thành phần chính trong quá trình sản xuất cholesterol ở gan, loại enzyme tạo ra khoảng 70% tổng lượng cholesterol trong cơ thể. Nó có thể giúp điều trị rối loạn lipid máu và giảm các nguy cơ liên quan. Các loại thuốc statin hiện có trên thị trường và được phê duyệt để điều trị bao gồm:
Giảm LDL (cholesterol xấu) và cholesterol toàn phần.
Làm giảm chỉ số triglycerid trong máu.
Ổn định và trì hoãn sự phát triển của mảng xơ vữa động mạch.
Vì vậy, statin thường được kê đơn để điều trị cho bệnh nhân tăng lipid máu, giảm bệnh bằng cách ngăn ngừa biến cố mạch vành (giảm nguy cơ huyết khối), nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ tử vong do tim mạch, nhờ đó nồng độ cholesterol trong máu được duy trì và nhanh chóng trở lại bình thường.
Statin có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Như chúng ta đã biết statin mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị các bệnh liên quan đến tăng mỡ máu, tuy nhiên trong nghiên cứu gần đây, các khoa học đã thu thập thông tin về các tác dụng của việc statin có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu đã quan sát các đối tượng được điều trị bằng cholesterol, bao gồm thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng dài hạn để đánh giá liệu pháp statin. Nghiên cứu bao gồm các thử nghiệm điều trị bằng statin với ít nhất 1.000 người tham gia và thời gian theo dõi trung bình là 2 năm.
Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của từng người tham gia, bao gồm thông tin về bệnh đi kèm, đo nhân trắc học và kết quả xét nghiệm đường huyết lâm sàng. Các tác dụng phụ liên quan đến bệnh tiểu đường được xem xét trong phân tích bao gồm chẩn đoán bệnh tiểu đường, các biến chứng liên quan đến nó như kiểm soát glucose, ketosis,... Các đối tượng được sử dụng statin đã được kê đơn theo tiêu chuẩn và được sử dụng với một liều lượng nhất định để xác định bệnh tiểu đường tiềm ẩn, tiền sử bệnh tiểu đường và các biến chứng bệnh tiểu đường khác.
Kết quả cho thấy mức đường huyết lúc đói ≥7 mmol/L nếu sử dụng thuốc hạ đường huyết trước khi đo. Đối với những người không mắc bệnh tiểu đường lúc ban đầu, việc xuất hiện các tác dụng phụ liên quan đến bệnh tiểu đường sẽ cho thấy lượng đường trong máu cao hơn bình thường nếu dùng thuốc statin sau khi xét nghiệm bắt đầu, đây được coi là chẩn đoán mới về bệnh tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng statin thực sự có liên quan đến sự gia tăng bệnh tiểu đường mới khởi phát, mặc dù có nguy cơ, nhưng lợi ích sử dụng thuốc vẫn lớn hơn và mối liên quan này chỉ ở mức độ vừa phải và phụ thuộc vào liều lượng. Mặc dù có sự gia tăng nhẹ về đường huyết sau khi điều trị bằng statin, nhưng hầu hết các chẩn đoán về bệnh tiểu đường mới khởi phát đều ở những người có chỉ số đường huyết cao cơ bản đã khá gần với ngưỡng chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, khả năng mắc bệnh tim mạch có thể ít xảy ra hơn do giảm cholesterol LDL vì đã điều trị bằng statin. Tác động của liệu pháp statin đối với việc kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường không khác biệt so với tác động được quan sát thấy ở những trường hợp mắc bệnh tiểu đường mới khởi phát.
Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc nhóm statin
Mặc dù việc sử dụng thuốc statin có nhiều lợi ích nhưng vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn vẫn có thể xảy ra.
Tác dụng phụ thường gặp
Sau đây là một vài tác dụng phụ nhẹ khi sử dụng thuốc statin:
Vấn đề về tiêu hóa (5%): Như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, nhức đầu (4-9%), chóng mặt, mờ mắt (2-5%), buồn ngủ, mệt mỏi.
Tuy nhiên, bệnh nhân nên lưu ý rằng không phải ai dùng statin cũng gặp phải các tác dụng phụ nêu trên và một số người có thể có nguy cơ cao hơn những người khác.
Tác dụng phụ nghiêm trọng
Trong một số ít trường hợp hoặc khi sử dụng không đúng cách, statin có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm:
Bệnh nhân có thể bị đau cơ, viêm cơ hoặc yếu cơ. Viêm cơ thường xảy ra khi phối hợp statin với các nhóm thuốc khác. Chẳng hạn như Fibrate - một nhóm thuốc hạ lipid máu khác làm tăng nguy cơ tổn thương cơ so với chỉ dùng statin.
Bệnh tiểu đường, tổn thương gan (do tăng men gan) hoặc giảm trí nhớ, tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.
Tăng nhẹ CK (creatine kinase), đây là một loại enzyme có thể định lượng được trong máu.
Suy thận cấp và thậm chí tử vong khi sử dụng statin kết hợp với fibrate, thuốc chống nấm (dẫn xuất azole), cyclosporine hoặc kháng sinh macrolide như erythromycin.
Nhiễm độc cơ vân, đây là nguy cơ này thường tăng lên ở những nhóm người như người già, những người có trọng lượng cơ thể thấp, những người vừa trải qua phẫu thuật và những người mắc nhiều bệnh đi kèm.
Tiêu cơ vân trên các cơ trên toàn cơ thể, cơ sẽ trở nên đau và yếu do viêm hoặc tổn thương nghiêm trọng. Cơ bắp bị phá vỡ và protein được giải phóng vào máu, tập trung ở thận và làm thận bị tổn thương, cuối cùng dẫn đến suy thận và tử vong.
Hiện tại, không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho tổn thương do thuốc statin gây ra ngoài việc ngừng dùng thuốc. Những người muốn dùng statin nên kiểm tra nồng độ enzyme và kiểm tra kỹ các dấu hiệu đau cơ trước khi dùng thuốc để phát hiện sớm các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Nhìn chung, lợi ích của việc sử dụng statin vẫn lớn hơn rủi ro và tác dụng phụ. Tuy nhiên, việc sử dụng statin có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là điều khó tránh khỏi. Để ngăn ngừa và hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh không nên tự ý sử dụng statin để điều trị hoặc tự ý ngừng dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.