Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiệu quả bảo vệ chỉ được phát huy tốt khi các phương tiện phòng hộ cá nhân được bạn đọc sử dụng đúng cách.
Phương tiện phòng hộ cá nhân giúp bảo vệ nhân viên y tế trước nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid 19 khi tiếp xúc với máu, giọt bắn mang các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, đồ bảo hộ y tế còn giúp người bệnh không bị nhiễm các vi khuẩn, virus vãng lai từ nhân viên y tế và bệnh viện.
Việc mang phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người nhiễm Covid 19 là biện pháp ưu tiên và quan trọng nhất để phòng ngừa lây nhiễm, đảm bảo hiệu quả bảo vệ, an toàn cho nhân viên y tế và cộng đồng.
Những phương tiện bảo hộ như găng tay y tế, quần, áo, mũ, bao bọc giày chống thấm là những phương tiện bảo hộ thiết yếu và quan trọng để ngăn chặn quần áo của nhân viên y tế, người nhà chăm sóc bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với máu hay dịch tiết của cơ thể người bệnh nhằm tránh phơi nhiễm, mầm bệnh lây lan.
Ngoài ra, cần sử dụng áo choàng và tạp dề chống thấm khi có nguy cơ xảy ra tình huống máu và các chất dịch tiết của người bệnh bắn ra lượng lớn vào người nhân viên y tế hay người nhà chăm sóc người bệnh.
Tấm chắn mặt nạ và thiết bị bảo vệ mắt là những phương tiện phòng hộ cá nhân dùng để bảo vệ niêm mạc các cơ quan ở mặt. Đây là các thiết bị quan trọng giúp bảo vệ niêm mạc mắt, mũi và miệng tránh khỏi nguy cơ phơi nhiễm mầm bệnh khi các tia máu, dịch cơ thể, dịch bài tiết của bệnh nhân bắn vào mặt.
Khẩu trang y tế hay khẩu trang có hiệu lực lọc cao như N95 được dùng để bảo vệ nhân viên y tế và người chăm sóc bệnh nhân khỏi sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 qua các giọt bắn li ti của các dịch tiết mang mầm bệnh có trong đường hô hấp.
Tất cả nhân viên y tế, người nhà chăm sóc bệnh nhân, những người có tiếp xúc với người nhiễm bệnh Covid 19 hoặc mẫu bệnh phẩm, dụng cụ, chất thải, phương tiện chăm sóc, vận chuyển người nhiễm hoặc nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 đều cần tuân thủ phòng hộ cá nhân.
Đối với những người tiếp xúc trực tiếp để làm thủ thuật, lấy mẫu, điều trị, chăm sóc người nhiễm bệnh Covid 19 cần sử dụng khẩu trang N95 thay vì khẩu trang y tế.
Phương tiện phòng hộ cá nhân giúp bảo vệ người mặc nếu chẳng may tiếp xúc với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, nếu sai một bước trong quy trình sử dụng phương tiện phòng hộ cũng có thể gây nguy hiểm, có thể kể đến như sau:
Chú ý đến một số lỗi sai thường gặp sẽ giúp chúng ta có thể tự bảo vệ mình, kiểm soát lây nhiễm cho người thân và những người xung quanh.
Trình tự mặc đồ bảo hộ bao gồm các bước sau: Vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc cồn, sau đó bao giày, vệ sinh tay lại một lần nữa, mặc bộ quần áo choàng liền quần, tiếp tục rửa lại tay, đeo khẩu trang đúng yêu cầu, đeo mắt kính bảo hộ, đội nón, vệ sinh tay lần cuối và đeo găng tay y tế.
Khi tháo bỏ phương tiện phòng hộ cũng phải theo đúng quy trình gồm các bước: Tháo găng tay y tế, vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc cồn rửa tay, kéo khóa áo choàng, rửa lại tay, cởi bỏ bộ áo choàng và bao giày, vệ sinh tay, tháo mắt kính bảo hộ, tháo khẩu trang y tế, vệ sinh tay lần cuối. Bạn cần chuẩn bị sẵn khẩu trang y tế sạch để sau khi tháo khẩu trang dơ, rửa tay thì có khẩu trang mới để đeo ngay.
Mặt ngoài đồ phòng hộ có nguy cơ nhiễm bẩn cao, khi cởi bỏ phải cuộn mặt ngoài vào trong.
Trong quá trình tháo bỏ, không để bàn tay đã vệ sinh sạch hay quần bên trong chạm vào mặt ngoài đồ phòng hộ. Nếu tay có lỡ chạm vào mặt ngoài phải rửa lại bằng xà phòng hoặc cồn rửa tay ngay sau đó. Khẩu trang y tế cần được tháo ra sau cùng.
Đồ phòng hộ cá nhân là chất thải lây nhiễm, chỉ sử dụng một lần duy nhất, sau khi tháo ra phải bỏ ngay vào thùng đựng chất thải lây nhiễm. Thùng đựng chất thải lây nhiễm phải có dung tích lớn và có nắp đậy kín.
Hy vọng với những lưu ý về cách mặc và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân trong bài viết này đã giúp ích cho bạn trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay.
Sử dụng phương tiện phòng hộ trong hoạt động y tế là một yêu cầu rất cấp thiết, giúp bảo vệ người mặc nếu chẳng may tiếp xúc mầm bệnh và đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh. Người mặc nên thực hiện đúng trình tự khi mặc và tháo bỏ phương tiện phòng hộ để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.