Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Được tiết ra từ tế bào đường hô hấp dưới, đờm hay đàm là chất nhầy với thành phần bao gồm: Hồng cầu, bạch cầu mủ, tế bào miễn dịch và có thể chứa những chất được hít vào phổi... Thuốc long đờm thường được chỉ định cho người mắc một số bệnh lý khiến lượng đờm tiết ra nhiều hơn bình thường như: Ho, viêm phế quản… Nắm được các lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm và vận dụng đúng cách sẽ giúp bạn hỗ trợ hiệu quả việc điều trị bệnh.
Thuốc long đờm hay còn được gọi là thuốc loãng đờm, thuốc làm tiêu chất nhầy. Các loại thuốc này có tác dụng làm lỏng dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản - phế quản. Từ đó thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, làm giảm độ nhớt, độ quánh đặc của đờm trong phế quản.
Trước khi tìm hiểu các lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm, bạn cần nắm rõ một số thông tin về loại thuốc này. Dịch đờm được tiết ra từ niêm mạc đường hô hấp có nhiệm vụ giữ độ ẩm và bảo vệ cơ quan này chống lại các tác nhân gây bệnh. Đờm tiết ra nhiều khi đường hô hấp bị viêm gây ngứa cổ và ho có đờm. Do đó, nhóm thuốc trị ho có đờm còn được gọi là thuốc long đờm.
Thuốc long đờm được sử dụng để làm long đờm dịch tiết từ niêm mạc khí quản, phế quản. Việc sử dụng thuốc có tác dụng thay đổi cấu trúc, giảm độ quánh nhớt của đờm nhầy. Từ đó dễ dàng tống đờm ra khỏi đường hô hấp thông qua hệ thống lông chuyển hoặc bằng hành động khạc nhổ. Các loại thuốc trong nhóm long đờm bao gồm: Ambroxol, acetylcystein, bromhexin, eprazinon, carbocystein...
Ngoài ho có đờm, loại thuốc này còn được sử dụng trong điều trị bệnh nhầy nhớt, một số bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như: Viêm phế quản cấp hoặc mạn tính. Riêng acetylcystein còn được dùng làm thuốc giải độc cho các trường hợp sử dụng paracetamol quá liều. Trong khi bromhexin, ambroxol thường được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp đi kèm ho có đờm. Bromhexin còn giúp làm tăng sự xâm nhập của một số loại kháng sinh vào dịch bài tiết phế quản và tăng khả năng đáp ứng tốt với kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn.
Là loại thuốc không được tùy ý sử dụng nên các lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm người bệnh cần nắm rõ. Dựa trên tác dụng của từng loại, thuốc long đờm được phân thành 2 nhóm gồm:
Là nhóm các loại thuốc có tác dụng phá hủy cấu trúc hóa học liên kết trong đờm và dịch nhầy nhưng không làm tăng khối lượng hoặc thể tích của chứng. Thay vào đó đờm chỉ giảm đi độ đặc quánh và độ nhớt nhờ vậy sẽ dễ khạc đờm ra khỏi cổ họng hơn mỗi lần bệnh nhân ho. Một số hoạt chất của thuốc tiêu đờm có thể kể đến như: Bromhexin, ambroxol, acetylcystein, carbocystein...
Công dụng chính của thuốc loãng đờm là tăng khả năng tiết dịch trong đường hô hấp giúp giảm bớt độ nhớt và gia tăng về thể tích chất tiết. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn hỗ trợ nhanh chóng việc đẩy các chất nhầy ra khỏi đường hô hấp nhờ khả năng kích thích hoạt động của hệ thống lông mao ở mũi. Những hoạt chất có trong thuốc loãng đờm bao gồm: Guaifenesin, ipecacuanha, muối iot, muối amoni, natri benzoat, terpin hydrate...
Việc tự ý dùng thuốc khi không được thăm khám và tư vấn bởi nhân viên y tế cũng như không thực hiện các lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm dễ dẫn đến tình trạng không kiểm soát được các bệnh lý hô hấp. Đây là nguyên nhân gây ra ho có đờm và khiến các triệu chứng bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Đồng thời, các thuốc long đờm cũng có thể gây một số các tác dụng không mong muốn như:
Những lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm bao gồm:
Bên cạnh việc chữa long đờm bằng thuốc, để cải thiện tình trạng này người bệnh có thể kết hợp với các cách làm long đờm hiệu quả dưới đây:
Mong rằng thông tin về những lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thuốc này, đồng thời biết cách dùng chúng sao cho phù hợp. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc long đờm mà cần tham khảo tư vấn bác sĩ trước khi điều trị bất kỳ bệnh lý nào để lựa chọn phương pháp xử trí khoa học và hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.