Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khối u tiểu thùy thường là một bệnh lành tính, tuy nhiên người bệnh cần sớm phát hiện, chẩn đoán và cùng với các bác sỹ chuyên môn đưa ra phương án điều trị thích hợp. Khối u tiểu thùy còn có thể gây tăng nhẹ ung thư vú, đặc biệt đối với phụ nữ có tiền sử gia đình nhiều người mắc ung thư vú. Vậy nên cần tìm hiểu thông tin cần thiết về căn bệnh này nhé.
Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm mà bất kỳ phụ nữ nào cũng cảm thấy lo sợ, hoang mang. Tuy rất hiếm gặp nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở nam giới. Sự hình thành khối u tiểu thùy là nguyên nhân tăng nhẹ ung thư vú, hãy trang bị đầy đủ các thông tin liên quan về khối u tiểu thùy để giảm nhẹ thời gian, công sức điều trị.
Khối u tiểu thùy trong quá trình hình thành là một bệnh lý lành tính (không phải ung thư).
Vú gồm các tiểu thùy (tuyến sản sinh ra sữa) và các ống dẫn sữa (các ống mang sữa tới núm vú). Tiểu thùy và ống dẫn sữa được bao quanh bởi mô tuyến, mô xơ và mô mỡ, các mô này tạo nên hình dáng và kích thước cho vú. Khi quá trình hình thành khối u tiểu thùy xuất hiện, sẽ có sự gia tăng số lượng các tế bào trong tiểu thùy, cùng với sự thay đổi về vẻ ngoài và phản ứng của tiểu thùy.
Hình thành khối u tiểu thùy có các dạng phổ biến nhất là tăng sản tiểu thùy không điển hình (ALH) và Carcinoma tiểu thùy tại chỗ (LCIS). “Tại chỗ” nghĩa là những thay đổi chỉ xảy ra trong các tiểu thùy của vú và không ảnh hưởng đến mô vú xung quanh. ALH và LCIS được gọi là “sự hình thành khối u tiểu thùy kinh điển”.
Khi mô được xem xét dưới kính hiển vi, ALH và LCIS có thể nhìn thấy rất giống nhau. Đôi khi khó phân tách rõ hai trạng thái và trong trường hợp này nó sẽ được mô tả là sự hình thành khối u tiểu thuỳ.
Rất hiếm khi LCIS có thể được hình thành từ các tế bào bất thường hơn, lớn hơn. Hiện tượng này được gọi là carcinoma tiểu thùy đa hình tại chỗ (PLCIS). Để có thêm thông tin về PLCIS được điều trị như thế nào, xem mục "Điều trị PLCIS".
Phụ nữ tuổi trong khoảng 40-50 là nhóm đối tượng thường bị hình thành khối u tiểu thuỳ, nhưng bệnh cũng có thể ở phụ nữ lớn tuổi hơn.
Khối u tiểu thùy cũng có thể thấy ở nam giới nhưng cực hiếm.
Khối u tiểu thùy thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc không thấy được trên phim chụp nhũ ảnh. Bệnh thường được phát hiện ra trong khi thực hiện sinh thiết hoặc xét nghiệm khác vì có triệu chứng hoặc thay đổi bất thường ở vú. Ví dụ, khi vôi hóa (các đốm vôi nhỏ) được phát hiện trên phim chụp nhũ ảnh.
Không có bất kỳ điều trị chuẩn nào cho hình thành khối u tiểu thùy. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thảo luận các lựa chọn điều trị với bạn và tìm ra phương án thích hợp nhất dựa trên từng trường hợp.
Nếu hình thành khối u tiểu thùy được chẩn đoán bằng sinh thiết lõi thì bác sĩ có thể đề nghị lấy ra thêm mô từ khu vực tìm thấy khối u tiểu thùy, để tìm xem liệu có bất kỳ tế bào ung thư nào ở khu vực này không. Việc này có thể thực hiện bằng các cách sau:
Bên cạnh đó, cũng có thể dùng phim chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm để giúp nhận diện khu vực có hình thành khối u tiểu thùy. Phụ thuộc vào từng trường hợp mà một số bác sĩ chuyên khoa có thể khuyến nghị liệu pháp nội tiết.
Nếu sinh thiết cho thấy có PLCIS, thì bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để loại bỏ mô vú đó đến khi diện cắt là mô vú lành, do loại khối u tiểu thùy này có nguy cơ ung thư vú cao hơn. Phẫu thuật sẽ giúp nhận thấy có còn bất kỳ tế bào ung thư nào trong mô không và tất cả các PLCIS đã được loại bỏ hoàn toàn chưa.
Thông thường PLCIS được điều trị giống như ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (nội ống) (DCIS), là một loại ung thư vú. Có thể cân nhắc xạ trị hoặc liệu pháp nội tiết.
Hầu hết các phụ nữ bị chẩn đoán ALH hoặc LCIS sẽ không bao giờ bị ung thư vú. Tuy nhiên phụ nữ bị chẩn đoán ALH và LCIS có nguy cơ phát triển ung thư vú bên còn lại hơi cao hơn so với những người khác trong cộng đồng.
Phụ nữ bị chẩn đoán PLCIS có nguy cơ phát triển ung thư vú hơi cao hơn những người bị ALH hoặc LCIS.
Nguy cơ của từng người phụ thuộc vào một vài yếu tố, mà bác sĩ chuyên khoa có thể chia sẻ với bạn.
Nghiên cứu cho thấy rằng điều trị khối u tiểu thùy ở phụ nữ bằng tamoxifen có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc lợi ích của uống tamoxifen so với các nguy cơ và tác dụng phụ của thuốc này. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thảo luận với bạn nếu bạn lựa chọn phương pháp này.
Việc hình thành khối u tiểu thùy làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư vú trong tương lai. Mặc dù hầu hết phụ nữ bị chẩn đoán có hình thành khối u tiểu thùy không phát triển ung thư vú, bác sĩ chuyên khoa vẫn thường khuyến nghị chụp nhũ ảnh hàng năm để theo dõi cho tới 5 năm sau đó, để có thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào càng sớm càng tốt. Các phương pháp theo dõi tốt nhất sẽ được nhóm bác sỹ chuyên khoa thảo luận và hướng dẫn cho bạn.
Tiền sử gia đình nhiều người mắc ung thư vú là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư vú, khi đó bạn có thể khuyến nghị chụp cộng hưởng từ (MRI).
Rất hiếm có phụ nữ chọn cách cắt bỏ cả hai vú để giảm nguy cơ, có hoặc không tái tạo vú. Nhưng số rất ít vẫn chọn làm thế vì có tiền sử gia đình nhiều người mắc ung thư vú hoặc họ cảm thấy không thể đối phó với bệnh mà không chắc chắn và lo lắng về việc mắc khối u tiểu thùy.
Thùy
Nguồn: Y học Cộng đồng
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.