Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các triệu chứng của dấu hiệu có kinh trễ và mang thai sớm tuy khá giống nhau nhưng vẫn có nét đặc trưng riêng. Việc nhận biết sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của mình.
Ngày đèn đỏ đã tới nhưng bạn lo lắng bởi kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện. Bạn đang lo lắng không biết mình chỉ bị chậm kinh hay đã mang thai. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt được thông qua sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai sau đây.
Chậm kinh hay còn gọi là trễ kinh. Đây chính là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ khi đã đến chu kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Nếu như quá 35 ngày kể từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt thì được gọi là chậm kinh. Nếu như chị em bị lỡ ít nhất là ba kỳ kinh nguyệt tiếp theo nên được gọi là vô kinh.
Chậm kinh là hiện tượng thường gặp ở đa số các chị em phụ nữ. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì.
Mang thai hay còn được gọi là thai nghén. Đây chính là việc mang một hay nhiều con ở bên trong tử cung của phụ nữ. Trong một lần thai nghén, phụ nữ có thể có nhiều bào thai, giống như những trường hợp sinh đôi hoặc sinh ba.
Một chu kỳ thai kỳ thường kéo dài 266 ngày kể từ khi thụ thai hoặc 280 ngày kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng nếu như chu kỳ thường xảy ra thường xuyên là 28 ngày. Ngày chuyển dạ được tính dựa vào kỳ kinh cuối cùng.
Để phân biệt chậm kinh và mang thai, bạn có thể dựa trên một số khía cạnh như sau:
Quan sát tình trạng ra máu âm đạo có thể phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai:
Chậm kinh: Bạn nữ sẽ không hề ra máu cho tới ngày hành kinh đầu tiên. Khi xuất hiện kinh, lượng máu kinh có thể tăng dần và kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Mang thai: Tại âm đạo có thể chảy ra một ít máu, máu thường có màu nâu đậm hoặc màu hồng. Theo một số nghiên cứu cho thấy, hiện tượng này sẽ xảy ra từ 10 đến 14 ngày sau khi đã thụ thai và chỉ kéo dài trong vòng vài ngày. Máu kinh chảy không tiết kèm theo nhiều dịch.
Chậm kinh: Nếu như kỳ kinh nguyệt đến chậm, bạn sẽ không có triệu chứng buồn nôn. Đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất ngoài đặc điểm không chảy máu. Khi đó xác suất có thai sẽ rất thấp.
Mang thai: Những cơn buồn nôn (hay còn được gọi là ốm nghén) thường đến sau 1 tháng kể từ khi thụ thai. Đa số các mẹ đều gặp phải triệu chứng này và đây chính là dấu hiệu rõ rệt cho thấy mẹ đã mang thai.
Chậm kinh: Trước 1 đến 2 ngày khi hành kinh, bạn sẽ gặp phải các cơn đau nhức do chuột rút gây ra. Cho đến khi đến ngày hành kinh đầu tiên thì cơn đau mới thuyên giảm dần.
Mang thai: Cùng mức độ đau nhói như trên nhưng đối với phụ nữ đang mang bầu, cơn đau thường tập trung ở lưng dưới hoặc bụng dưới. Thời gian bị chuột rút cũng lâu hơn và có thể diễn ra trong vài tuần hoặc vài tháng.
Chậm kinh: Tình trạng này thường xảy ra vào kỳ sau của chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài khi chu kỳ mới bắt đầu. Tình trạng này sẽ thuyên giảm trong ngày đèn đỏ bởi hàm lượng progesterone suy giảm. Theo đó, phụ nữ đang cho con bú sẽ có triệu chứng nặng hơn so với mức bình thường. Bên cạnh đó, các mô ngực sẽ trở nên dày cộm và khiến cho bạn cảm thấy đau nhức âm ỉ.
Mang thai: Tình trạng đau nhức âm ỉ khi mang thai thường đi liền với cảm giác ngực nặng hơn. Bạn sẽ trở nên nhạy cảm và dễ đau mỗi khi sờ vào. Tình trạng này thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày kể từ khi thụ thai, thậm chí có thể là một vài ngày sau khi thụ thai. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai.
Chậm kinh: Trước ngày “hành kinh”, nhiều bạn nữ bỗng nhiên có cảm giác thèm ăn đồ ngọt, đồ uống có gas,… Tuy nhiên, những cơn thèm này chỉ xuất hiện trong vòng vài ngày rồi biến mất.
Mang thai: Ở phụ nữ nếu có bầu, họ sẽ thèm ăn một số món nhưng lại bị buồn nôn, thậm chí có thể sợ hãi với món ăn đó. Tình trạng này có thể xảy ra trong vài tuần đầu hoặc suốt cả thai kỳ.
Trên đây là sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai. Thông qua những dấu hiệu này, bạn có thể nhận biết được chính xác tình trạng của mình và đưa ra hướng khắc phục kịp thời nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.