Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sự phát triển của thai nhi tuần 30 diễn ra như thế nào? Những lưu ý thai tuần 30 là gì?

Ngày 30/10/2022
Kích thước chữ

Bước sang tuần thứ 30, thai nhi bắt đầu tăng tốc phát triển để không ít lâu nữa sẽ chào đời. Từ tuần 30 đến ngày sinh nở còn rất ngắn, các mẹ bầu cũng háo hức muốn biết sự phát triển của thai nhi tuần 30 diễn ra như thế nào? Ở tuần thai này, các mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Thai nhi 30 tuần tuổi là bé yêu của bạn đã bước sang giai đoạn tháng thứ 7 của thai kỳ. Lúc này, thai nhi có kích thước khoảng 38 - 40cm. Hình dáng của thai nhi lúc này như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi tuần 30 trong bài viết dưới đây nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần 30

Thai nhi tuần thứ 30 thường có kích thước bằng một quả dưa hấu nhỏ và nặng khoảng 1,4kg. Vòng bụng của mẹ lúc này bắt đầu căng tròn và em bé sẽ có chiều dài khoảng 38 - 40cm. Cùng với sự phát triển của thai nhi tuần 30, lượng nước ối cũng sẽ bị giảm đi, đây chính là một dấu hiệu của sự phát triển bình thường. Lúc này, thai nhi đang ở tư thế đầu hướng xuống và bé yêu sẽ có xu hướng hạ xuống sâu hơn nữa vào khung chậu của mẹ trong vài tuần sắp tới.

Sự phát triển của thai nhi tuần 30 diễn ra như thế nào? Những lưu ý thai tuần 30 là gì? 1 Thai nhi tuần 30 có kích thước như một cái cải bắp

Bên cạnh đó, mắt của thai nhi 30 tuần cũng đã bắt đầu nhận biết được những thứ xung quanh như ánh sáng và bóng tối. Các cơ quan chính của em bé cũng được phát triển, thai nhi tăng khoảng 230g mỗi tuần nhằm bảo đảm sự phát triển của các hệ cơ quan. Chất béo dưới da của bé sẽ giúp giữ ấm cơ thể sau khi chào đời và giúp cơ thể của bé đầy đặn hơn. Tuy nhiên, mẹ sẽ thấy trong tuần thai này bé ít vận động hơn nhưng đây là điều bình thường, do thai nhi lớn lên nên không gian quanh bào thai sẽ trở nên hạn chế và khá chật chội.

Điều thú vị ở tuần thai 30 chính là thính lực của bé được phát triển mạnh mẽ, mẹ còn có thể nhận thấy thai nhi cử động để phản ứng lại một số tiếng động lớn.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như nào trong tuần thai thứ 30?

Càng gần đến ngày sinh, cơ thể mẹ bầu càng trở nên nặng nề và mệt mỏi nhiều hơn, vì vậy hãy chọn tư thế ngủ thoải mái và tốt hơn hết là nên ngủ sớm hơn bình thường, ngủ thêm một ít vào buổi sáng. Giấc ngủ thật sự rất quan trọng đối với mẹ bầu ở giai đoạn này. Cùng với sự phát triển của thai nhi, cơ thể của mẹ cũng có những sự thay đổi rõ rệt như:

  • Tăng kích thước vòng ngực và vòng bụng: Sự thay đổi lớn nhất ở cơ thể mẹ là sự thay đổi kích thước vòng bụng và vòng ngực. Khi này, đứng thẳng người lên mẹ sẽ khó có thể nhìn thấy đầu gối của chính mình. Cơ thể của thai phụ cũng sẽ trở nên nặng nề và mệt mỏi, khó vận động, khó khăn hơn trong việc đi lại.
  • Tăng cân: Đây là hiện tượng bình thường của chị em phụ nữ khi mang thai. Thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, thai phụ có thể tăng khoảng 0,5kg trong mỗi tuần. Nguyên nhân của việc tăng cân chính là do thai nhi phát triển và tình trạng tích trữ nước của cơ thể. Do vậy, giai đoạn này mẹ bầu nên kiểm soát được cân nặng của mình vì khi tăng quá nhiều hay quá ít thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Rạn da: Thai phụ có thể gặp các triệu chứng: Ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng và đặc biệt là tình trạng rạn da. Tình trạng này rất khó chịu khi mang thai ở tuần 30, đặc biệt đối với những mẹ bầu tăng cân nhanh thì vấn đề rạn da có thể khá nghiêm trọng.
  • Nguy cơ mắc chứng tiền sản giật: Những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cũng dễ mắc các chứng tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ hay chuyển dạ sinh non… Do vậy, mẹ bầu cần kiểm tra thai sản 2 tuần/1 lần trong thời gian này.
Sự phát triển của thai nhi tuần 30 diễn ra như thế nào? Những lưu ý thai tuần 30 là gì? 2 Ở tuần thai thứ 30, bụng cũng mẹ thay đổi kích thước một cách rõ rệt

Các triệu chứng mẹ có thể gặp ở tuần thứ 30

Vào tuần thứ 30 của thai kỳ, mẹ có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Khó ngủ: Mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt hơn bình thường, khó đi vào giấc ngủ hơn, mẹ nên thay đổi nhiều tư thế ngủ khác nhau có cải thiện hơn không. Nếu không thể cải thiện giấc ngủ, mẹ hãy đi khám bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé nhé!
  • Đau lưng: Đây là một triệu chứng rất phổ biến trong thai kỳ. Đau lưng thường sẽ trở nên nặng hơn trong quý thứ ba của thai kỳ.
  • Chuột rút: Cơ thể mẹ bầu đang phải chịu rất nhiều sức ép từ thai nhi đang lớn dần, các cơ bắp, hệ xương, hormon và mạch máu đang phải làm việc gấp đôi so với bình thường. Mẹ bầu hãy cố uống nhiều nước và nghỉ ngơi đủ để cơ thể có thể thoải mái hơn.
  • Thay đổi tâm trạng: Chuyện mẹ bầu thay đổi tâm tính là rất bình thường do cùng một lúc mẹ bầu phải lo lắng rất nhiều điều khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hay khó chịu hơn. Nếu tâm trạng thay đổi khiến mẹ trở nên khó ngủ hay gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, hãy báo ngay với bác sĩ. Hiện nay, có rất nhiều bà mẹ mắc phải bệnh trầm cảm khi mang thai và cả sau sinh. Vì thế mẹ hãy tâm sự với bác sĩ những điều mà mẹ cảm thấy để các bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ về cách kiểm soát tâm trạng.

Những lưu ý khi thai 30 tuần

Ở thời kỳ này, không cần thiết phải làm siêu âm nhưng bác sĩ cũng có thể chỉ định để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Lúc này đường nét khuôn mặt thai nhi đã rõ ràng hơn, mẹ còn có thể thấy thai nhi mở mắt trên hình ảnh siêu âm. Ngoài ra, mẹ bầu sẽ đo tim thai nhằm kiểm tra xem thai nhi có được nhận đủ oxy không hoặc có các triệu chứng suy thai.

Điều mẹ nên làm ở thời kỳ này:

  • Ăn thức ăn giàu tinh bột như: Khoai tây, ngũ cốc, ăn nhiều rau và thịt nạc giúp giảm nguy cơ bị tiêu chảy. Không nên ăn thức ăn có quá nhiều đường để giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
  • Vận động thường xuyên, mẹ nên đi bộ 30 phút mỗi ngày hoặc có thể nhảy múa nhẹ nhàng, đi bơi… Khi mẹ bầu hoạt động thể chất thường xuyên trong thai kỳ thì thời gian chuyển dạ ngắn hơn các mẹ ít hoạt động.
  • Uống vitamin và khoáng chất với hàm lượng đủ và theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu hãy hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng nhé!
Sự phát triển của thai nhi tuần 30 diễn ra như thế nào? Những lưu ý thai tuần 30 là gì? 3 Vận động thường xuyên giúp giai đoạn chuyển dạ dễ dàng hơn

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là mẹ sẽ được gặp bé yêu của mình. Giai đoạn này mẹ cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn và giữ tâm trạng của mình thật tốt. Nhà thuốc Long Châu hy vọng những kiến thức về sự phát triển của thai nhi tuần 30 trong bài viết trên sẽ giúp cho mẹ bầu thêm thông tin trong quá trình mang thai của mình. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin