Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sứa biển là một trong những lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn ngày hè với các cách chế biến ngon miệng khác nhau như gỏi sứa, lẩu sứa... Vậy ăn gỏi sứa được tức là có thể ăn sứa sống mà không gặp vấn đề gì? Hãy cùng tìm hiểu xem sứa ăn sống được không nhé!
Sứa là sinh vật thủy sinh hình chuông sống ở các đại dương, biển, vịnh và đầm phá trên khắp thế giới. Hơn 10 loài sứa được coi là an toàn đối với con người nhưng cũng có những loài nên tránh vì có thể cực kỳ độc hại. Sứa có vị hơi nhạt, mang lại cảm giác dai dai sần sật trong miệng khi nhai. Vậy sứa ăn sống được không?
Sứa có lượng calo và chất béo thấp, là nguồn cung cấp axit béo omega-3, protein, selen, sắt và choline tốt cho cơ thể. Chúng cũng được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp điều trị đau cơ.
Sứa chứa nhiều axit béo omega-3, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Selen có đặc tính chống oxy hóa giúp chống lại tác hại do các gốc tự do gây ra.
Sứa là một nguồn selen tuyệt vời. Selen là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò chính trong một số quá trình quan trọng trong cơ thể bạn. Lượng selen phù hợp có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm bệnh tim, một số dạng ung thư và bệnh Alzheimer.
Ngoài ra, selen rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất và chức năng tuyến giáp.
Sắt là một thành phần quan trọng trong quá trình lưu thông oxy.
Choline có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như tổng hợp DNA, hỗ trợ hệ thần kinh, sản xuất chất béo cho màng tế bào, vận chuyển và chuyển hóa chất béo.
Sứa cũng chứa nhiều collagen tự nhiên góp phần tạo nên độ đàn hồi, săn chắc cho da và cải thiện khả năng vận động của các khớp.
Không thể thể phủ nhận những lợi ích dinh dưỡng cùng với hương vị thanh mát mà sứa mang lại, nhưng theo khuyến cáo từ Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, nếu không chế biến đúng cách thì việc ăn sứa tươi sống rất dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.
Cần chế biến sứa đúng cách trước khi ăn để tránh ngộ độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe
Ăn sứa sống có thể chứa độc tố và ký sinh trùng có thể gây bệnh nghiêm trọng. Những chất độc này có thể gây sốt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và các ảnh hưởng xấu khác đến sức khỏe.
Chỉ một vài loài sứa được xác định là an toàn cho con người. Ngoài ra, việc làm sạch và chế biến đúng cách rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh từ loại thực phẩm này do vi khuẩn hoặc các mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn khác.
Một cách chế biến sứa truyền thống là sử dụng dung dịch nước muối có chứa phèn chua.
Phèn chua là một hợp chất hóa học, còn được gọi là kali nhôm sunfat, đôi khi được dùng làm chất phụ gia để bảo quản thực phẩm.
Mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chứng nhận đây là chất được công nhận chung là an toàn (GRAS), vẫn có những lo ngại về lượng nhôm được giữ lại trong các sản phẩm từ sứa do sử dụng phèn chua.
Hàm lượng nhôm cao trong chế độ ăn uống được cho là nguồn cơn cho sự phát triển của bệnh Alzheimer và bệnh viêm ruột (IBD).
Khi bị sứa đốt có thể dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng trong cơ thể con người, và điều này cũng có thể xảy ra tương tự khi ăn chúng kể cả khi nấu chín.
Các triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể bao gồm huyết áp thấp, suy tim và cuối cùng là tử vong.
Chỉ nên mua và tiêu thụ sứa từ những nguồn đáng tin cậy để đảm bảo chúng được làm sạch và sơ chế đúng cách vì có nguy cơ nhiễm vi khuẩn từ bề mặt của sứa.
Có nhiều cách để chế biến sứa thành các món ăn tươi ngon như trộn salad, trộn với các món mì hoặc cơm, hoặc thậm chí được làm ngọt trong nước tương hoặc đường. Thông thường, các xúc tu của sứa được loại bỏ và cơ thể hình chuông được tiêu thụ.
Phương pháp phổ biến nhất để chế biến sứa là xát muối lên sứa. Sứa bắt đầu hỏng ngay sau khi chúng được bắt lên và phải được chế biến nhanh chóng. Ngâm sứa trong muối hoặc giấm có tác dụng bảo quản sứa.
Một cách phổ biến khác để chế biến sứa là làm khô sứa. Quá trình này sử dụng muối nhôm và có thể mất một tháng. Phương pháp này bảo tồn kết cấu của sứa và tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn nào có thể có.
Nhìn chung, sứa tươi sống có thể là một loại thực phẩm ít calo nhưng bổ dưỡng, tạo thêm độ giòn độc đáo cho món ăn của bạn. Tốt nhất, nên thận trọng khi ăn sứa sống và cần tìm tư vấn y tế ngay khi có những biểu hiện dị ứng hoặc ngộ độc.
Thảo Nguyễn
Nguồn tham khảo: thewholeportion.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.