Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sinh nở là quá trình cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của người phụ nữ. Đặc biệt các ngày sau khi sinh buộc mẹ bỉm phải kiêng cữ rất nhiều điều. Vậy tư thế ngồi sau sinh thường phải như thế nào để tốt cho cơ thể phụ nữ nhất? Bài viết này sẽ thông tin chính xác đến bạn.
Sinh con hiện nay thường có hai phương pháp đó là sinh mổ và sinh thường. Với sinh thường, cơ thể người mẹ sẽ nhanh phục hồi hơn khi biết cách sinh hoạt và ăn uống khoa học. Về các tư thế như đứng, ngồi với phụ nữ sau sinh cũng cần phải chú ý. Vậy tư thế ngồi sau sinh thường thế nào để tốt nhất cho phụ nữ?
Sinh thường là hình thức sinh con qua đường ống sinh của mẹ mà không có sự hỗ trợ của dụng cụ giúp sinh. Quá trình sinh nở đòi hỏi rất nhiều sự biến đổi bên trong cơ thể người mẹ như đau bụng, ra huyết hồng, vỡ ối, mở cổ tử cung cho đến em bé được đưa ra ngoài. Nhiều nghiên cứu cho rằng sinh thường buộc người mẹ phải chịu đựng cơn đau lên đến 57 đơn vị đau, như gãy 20 xương sườn cùng một lúc.
Thông thường từ khi có những dấu hiệu chuyển dạ cho đến khi em bé chào đời là khoảng 12 - 14 giờ với người sinh lần đầu tiên. Thời gian này sẽ ngắn hơn cho những lần sinh kế tiếp. Trước khi tìm hiểu tư thế ngồi sau sinh thường thì ta cùng quan tâm đến những lợi ích mà phương pháp sinh này mang lại:
Đối với người mẹ:
Đối với bé:
Vậy có thể thấy tuy mẹ bỉm buộc phải trải qua cơn đau đẻ nhưng với sinh thường thì cả mẹ lẫn bé đều nhận được nhiều lợi ích về sức khoẻ hơn so với sinh mổ. Nhưng bên cạnh những điều bổ ích đó thì quá trinh sinh thường vẫn có nhược điểm như: Mẹ dễ mất sức và máu sau sinh, có nguy cơ bị rạch tầng sinh môn, làm tổn thương đến vùng chậu.
Đa số với những ai sinh thường đều phải được bác sĩ can thiệp rạch tầng sinh môn để đưa bé ra ngoài dễ dàng. Trường hợp các mẹ bị cắt tầng sinh môn thường là lúc “vượt cạn” bác sĩ nhận ra em bé không đủ oxy và cần phải được lôi ra nhanh hơn hoặc em bé quá lớn hay người mẹ đã bắt đầu kiệt sức khi đẻ.
Sau khi rạch tầng sinh môn, mẹ bỉm còn phải sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời mẹ nên nghỉ ngơi và nằm nghiêng nhiều nhất có thể. Bên cạnh đó bạn nên đặt túi chườm lên vết thương để giảm vết sưng xung quanh. Khi vệ sinh cơ thể, mẹ bỉm có thể tắm nước ấm để cơ thể thư giãn hơn.
Vậy đâu là tư thế ngồi sau sinh thường tốt nhất cho mẹ bỉm sau khi bị rạch tầng sinh môn? Với lúc bạn đi vệ sinh, hãy ngồi theo kiểu cúi người phía trước (về phía đầu gối), giúp nước tiểu đi ra mà không ảnh hưởng nhiều đến vết thương. Với lúc đi nặng thì sao? Bạn hãy ngồi với tư thế bình thường, nên đặt một miếng đệm sạch ở cạnh vết thương và ấn nhẹ để giảm áp lực trên vết thương. Sau đó nhẹ nhàng lau mông từ trước ra sau để ngừa vi trùng gây nhiễm trùng vết thương. Trong sinh hoạt hằng ngày, khi vết thương đã ngưng chảy máu, bạn có thể ngồi nhẹ nhàng như thường với tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Sau khi giải đáp được thắc mắc tư thế ngồi sau sinh thường của mẹ bỉm thì bạn nên quan tâm đến một số lưu ý trong sinh hoạt để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn:
Trên đây là những chia sẻ về tư thế ngồi sau sinh thường. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn về quá trình sinh thường cũng như chủ động chăm sóc bản thân tốt nhất nếu phải sinh thường trong tương lai.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.