Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục mà còn có thể xuất hiện ở các vùng khác trên cơ thể, trong đó có miệng. Việc nhận biết và điều trị sớm là yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn bệnh lây lan và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Vậy sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu có triệu chứng và dấu hiệu nào?
Bài viết này sẽ giúp bạn nhận diện các dấu hiệu sùi mào gà ở miệng trong giai đoạn đầu. Hãy cùng khám phá các phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa hiệu quả trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Sùi mào gà ở miệng là bệnh do virus HPV gây ra, thường lây qua đường tình dục. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Cho đến thời điểm hiện tại, hơn 200 chủng virus HPV đã được nghiên cứu phân loại thành 2 nhóm, đó là "nguy cơ thấp" và "nguy cơ cao" tùy thuộc vào khả năng gây ung thư.
Đặc biệt, khi nhiễm phải các chủng HPV như type 6 và type 11, nguy cơ mắc sùi mào gà sẽ cao hơn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện các nốt sần hoặc u nhú ở cơ quan sinh dục. Trong một số trường hợp, các nốt này có thể xuất hiện ở vùng miệng hoặc lưỡi, được gọi là sùi mào gà ở miệng.
Sùi mào gà ở miệng thường lây nhiễm khi virus HPV xâm nhập qua các vết cắt nhỏ hoặc tổn thương trong miệng, chủ yếu qua quan hệ tình dục bằng miệng. Quan hệ với nhiều bạn tình có thể làm tăng nguy cơ mắc sùi mào gà cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Bệnh cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với các vùng da bị tổn thương, như vết loét hay sang thương ở miệng, môi hoặc niêm mạc miệng, đặc biệt khi da có vết thương hở.
Ngoài ra, việc dùng chung đồ dùng cá nhân, như son môi, có thể gây lây nhiễm virus HPV từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Thói quan quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hôn với người nhiễm bệnh là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sùi mào gà ở miệng. Hệ miễn dịch suy yếu và hút thuốc là nhiều là nguyên nhân khiến nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Những người có nhiều bạn tình hoặc thường xuyên thay đổi bạn tình cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Sùi mào gà thường biểu hiện đặc trưng là các nốt sùi mềm trên da, có thể gây đau, ngứa và khó chịu, đặc biệt khi xuất hiện ở miệng hay niêm mạc sinh dục. Tuy nhiên, trong giai đoạn sớm (thời kỳ ủ bệnh), mặc dù virus đã xâm nhập vào cơ thể nhưng chưa gây ra triệu chứng rõ rệt. Sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu có thể xuất hiện các mảng trắng bất thường xuất hiện trên lưỡi và họng, gây đau rát, khó chịu khi ăn uống hoặc nhai nuốt.
Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà thường kéo dài từ 3 đến 8 tuần, tùy thuộc vào sức đề kháng của từng người. Do không nhận biết mình đã nhiễm bệnh trong giai đoạn đầu, người mang virus có thể vô tình lây truyền cho người khác qua đường tình dục nếu không sử dụng biện pháp an toàn.
Sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu thường khó phát hiện thông qua các xét nghiệm. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc sùi mào gà ở miệng, việc gặp bác sĩ để kiểm tra là rất quan trọng. Thông qua tiền sử bệnh và các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm bổ sung như sinh thiết khối u nghi ngờ, chụp X-quang ngực, chụp CT/MRI hoặc xét nghiệm mô để tìm HPV.
Bệnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều vấn đề, cụ thể:
Phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sùi mào gà ở miệng hiện vẫn chưa có. Các phương pháp điều trị thường không hoàn toàn tiêu diệt virus gây bệnh mà chỉ làm giảm triệu chứng và loại bỏ các nốt u nhú, nốt sần:
Để giảm thiểu nguy cơ mắc sùi mào gà ở miệng và bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình, cần từ bỏ những thói quen xấu như quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung đồ dùng cá nhân, tham gia vào các hoạt động không an toàn, sử dụng chất kích thích như thuốc lá và rượu bia.
Để phòng ngừa sùi mào gà và các bệnh liên quan, tiêm vắc-xin HPV là một biện pháp hiệu quả. Vắc-xin HPV kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi virus HPV và các bệnh liên quan như ung thư cổ tử cung, vòm họng, dương vật hoặc âm đạo. Hiện tại, hai loại vắc-xin chính là Gardasil và Gardasil 9 đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Định kỳ kiểm tra sức khỏe từ 6 đến 12 tháng một lần là rất quan trọng. Việc kiểm tra này giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như sùi mào gà ở miệng và những vấn đề sức khoẻ khác.
Sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu có thể không nguy hiểm ngay lập tức nhưng cần được chú ý và điều trị kịp thời để tránh các vấn đề nghiêm trọng sau này. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, hãy chủ động phòng ngừa bệnh và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế khi cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn quản lý bệnh hiệu quả và duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.
Xem thêm: Người đang bị sùi mào gà có tiêm vaccine HPV được không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.