Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Suy đa tạng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Ngày 15/09/2023
Kích thước chữ

Suy đa tạng là tình trạng rối loạn chức năng của nhiều cơ quan cùng xảy ra đồng thời. Đây là bệnh lý vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin về bệnh suy đa tạng ở trẻ em trong bài viết dưới đây nhé!

Suy đa tạng ở trẻ em là tình trạng sức khỏe có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Dựa vào tình trạng bệnh cụ thể, những can thiệp y khoa chủ yếu tập chung vào việc kiểm soát triệu chứng, phục hồi chức năng và điều trị dự phòng bệnh.

Suy đa tạng là gì?

Suy đa tạng là tình trạng suy giảm đồng thời ít nhất là 2 trong số các cơ quan quan trọng của cơ thể gồm có tim mạch, phổi, gan, thận… Đây chính là hậu quả của hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan và thường xảy ra ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, chấn thương, bỏng nặng hoặc viêm tụy.

Tình trạng suy đa tạng thường xuất hiện cấp tính, tiến triển nặng, phức tạp với tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời như trường hợp mắc suy đa tạng ở người già và điều trị tích cực tại khoa hồi sức tích cực.

Tùy vào tình trạng suy chức năng, số lượng cơ quan bị ảnh hưởng cũng như mức độ tổn thương của từng ca bệnh mà tiên lượng cho người bệnh có khả năng hồi phục hoặc có thể rất xấu.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng suy đa tạng ở trẻ em cũng như người trưởng thành là do các vấn đề cấp tính gây ra sự rối loạn hệ thống của nhiều cơ quan trong cơ thể. Việc xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là điều rất quan trọng trong điều trị sau khi người bệnh được cấp cứu nhằm duy trì sự sống.

Suy đa tạng ở trẻ em là tình trạng khẩn cấp, có diễn tiến nhanh chóng và nguy hiểm. Do đó, việc cấp cứu kịp thời và đúng cách là điều cần thiết để giảm biến chứng và nâng cao khả năng sống cho người bệnh.

Suy đa tạng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị 1
Suy đa tạng ở trẻ em là tình trạng sức khỏe rất nguy hiểm

Nhận biết tình trạng suy đa tạng ở trẻ em như thế nào?

Do nhiều hệ thống cơ quan đồng thời bị tổn thương và suy giảm chức năng nên triệu chứng của suy đa tạng rất phức tạp, bao gồm cả suy đa tạng  hay sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng ở trẻ em. Tùy thuộc vào cơ quan bị tổn thương và mức độ tổn thương mà triệu chứng bệnh sẽ rõ ràng hơn, bao gồm:

Triệu chứng tiêu hóa:

Tổn thương gây suy trên hệ tiêu hóa sẽ xuất hiện các triệu chứng như xuất huyết tiêu hóa, teo niêm mạc, tăng tính thẩm thấu của niêm mạc ruột.

Triệu chứng hô hấp:

Suy hô hấp xảy ra sẽ gây ra tình trạng nhiễm toan chuyển hóa, tăng tính thấm mao mạch, máu không trao đổi được đầy đủ oxy khiến cho các đầu chi bị tím tái. Do đó, bệnh nhân suy hô hấp thường có triệu chứng như khó thở, thở nhanh hoặc nhịp thở không đều.

Triệu chứng tuần hoàn:

Nếu tình trạng suy tuần hoàn xảy ra, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu, bao gồm huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, đôi khi không bắt được mạch, thân nhiệt tăng cao hoặc hạ thấp bất thường (trên 38°C hoặc dưới 36°C), nhịp nhanh, nhiễm toan máu, đốm đỏ ung thư máu trường hợp bệnh nhân mắc ung thư máu hay tiểu ít…

Triệu chứng gan mật:

Chứng suy đa tạng xảy ra ở gan mật thì tình trạng rối loạn chức năng sẽ biểu hiện một cách rất rõ ràng, bao gồm giảm tổng hợp muối, mật, IgA, tăng dị hóa ngoại biên và tăng chuyển hóa.

Triệu chứng suy thận:

Nếu suy thận xảy ra sẽ xuất hiện tình trạng thiểu niệu, tăng creatinin trong máu và huyết động không ổn định.

Triệu chứng thần kinh:

Suy đa tạng có thể gây ra tình trạng rối loạn thần kinh trung ương với các triệu chứng như thay đổi tri giác, lú lẫn, mê sảng, thậm chí hôn mê.

Việc nhận biết sớm tình trạng suy đa tạng thông qua các triệu chứng sẽ giúp người bệnh được kịp thời đưa tới bệnh viện thăm khám, cấp cứu và điều trị.

Suy đa tạng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị 2
Khó thở là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy hô hấp trong chứng suy đa tạng

Chẩn đoán suy đa tạng

Việc đưa ra chẩn đoán suy đa tạng ở trẻ em gặp rất nhiều khó khăn. Bác sĩ cần dựa trên nhiều yếu tố như triệu chứng bệnh, kết quả xét nghiệm, khám lâm sàng để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và có đầy đủ thông tin đánh giá bệnh.

Chẩn đoán xác định

Nếu xảy ra đồng thời 2 đặc điểm sau đây thì người bệnh được kết luận bị suy đa tạng, bao gồm:

  • Bảng điểm SOFA dùng để đánh giá mức độ suy đa tạng được trên 3 điểm, tăng ít nhất 1 điểm so với lúc nhập viện và tình trạng suy xảy ra ít nhất 2 tạng trong vòng 24 giờ.
  • Có hiện tượng nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn xảy ra.

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt tình trạng suy đa tạng có liên quan hoặc không liên quan đến nhiễm khuẩn. Đây là dấu hiệu rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh.

Chẩn đoán mức độ

Thang điểm SOFA cũng được sử dụng nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy đa tạng.

Bên cạnh đó, có thể nhận biết đơn giản thông qua các triệu chứng suy đa tạng nặng dần, mức độ suy giảm chức năng của hệ cơ quan và mức độ nguy hiểm cũng tăng dần.

Ngoài ra, cần kiểm tra thêm:

  • Số lượng cơ quan trong cơ thể bị tổn thương và suy giảm chức năng.
  • Nồng độ Lactat trong máu.
  • Tình trạng hạ huyết áp không đáp ứng lại với thuốc vận mạch.
Suy đa tạng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị 3
Dựa vào thang điểm SOFA để đánh giá mức độ của chứng suy đa tạng

Phương pháp điều trị suy đa tạng

Mục đích điều trị ở bệnh nhân suy đa tạng cần đạt được, gồm có: Điều trị nguyên nhân, điều trị nhằm kiểm soát tình trạng viêm toàn thân và sự rối loạn chức năng của các cơ quan, ngăn chặn cơ quan khác bị ảnh hưởng. Cụ thể như sau:

Điều trị dự phòng

Cần dự phòng các biến chứng của suy đa tạng có thể xảy ra bằng cách:

  • Dẫn lưu mổ.
  • Cắt lọc mô hoại tử trong tạng bị ảnh hưởng nhằm kiểm soát ổ viêm nhiễm.

Ngoài ra, người bệnh cần được theo dõi hồi sức, đảm bảo lượng oxy đầy đủ, ngăn ngừa và kịp thời tình trạng thiếu máu cục bộ (nếu có). Bệnh nhân cũng cần được cung cấp chất dinh dưỡng thông qua đường truyền tĩnh mạch hoặc đường tiêu hóa trong trường hợp chức năng tiêu hóa không bị ảnh hưởng.

Điều trị tại tạng bị suy giảm chức năng

Đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thần kinh trung ương, việc điều trị nhằm hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng như hạ huyết áp, rối loạn cân bằng điện giải, hạ đường huyết hoặc tăng quá mức…

Đối với bệnh nhân bị rối loạn chức năng tim mạch, việc điều trị sẽ gồm có điều chỉnh thiếu máu, tối ưu hóa cung cấp oxy, ổn định rối loạn huyết động, dẫn lưu áp xe, điều trị nhiễm khuẩn, lọc sạch vết thương, kiểm soát tăng thân nhiệt, giảm đau…

Đối với bệnh nhân có rối loạn chức năng huyết học, cần đảm bảo duy trì nồng độ hemoglobin trong máu, cung cấp đủ oxy đến các mô, đồng thời dự phòng thuyên tắc mạch do cục máu đông.

Đối với bệnh nhân bị suy hô hấp, cần thông khí cơ học giúp người bệnh trao đổi khí tốt, cung cấp đủ oxy và phục hồi các đơn vị phổi bị xẹp.

Đối với bệnh nhân xảy ra rối loạn chức năng thận, việc điều trị cần phòng ngừa mất nước, lưu ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp, không sử dụng kháng sinh độc, điều trị thiểu niệu hoặc vô niệu…

Ngoài ra, suy đa tạng ở trẻ em do sốc nhiễm khuẩn huyết cần phải xây dựng phác đồ điều trị đặc hiệu bằng cách kết hợp 2 phương thức điều trị Hydrocortison liều thấp và hoạt hóa protein C.

Suy đa tạng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị  4
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh suy đa tạng

Suy đa tạng ở trẻ em là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khi đồng thời nhiều cơ quan nội tạng bị tổn thương và suy giảm chức năng. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí là gây tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời và đúng cách.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Bệnh ung thư