Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ suy dinh dưỡng mãn tính và hướng điều trị

Ngày 18/06/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Có nhiều cấp độ suy dinh dưỡng, trong đó trẻ suy dinh dưỡng mãn tính sẽ có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh khác. Dấu hiệu xác định và cách điều trị hiệu quả suy dinh dưỡng như thế nào?

Trẻ suy dinh dưỡng mãn tính là tình trạng cơ thể của trẻ đã không nhận được đủ chất dinh dưỡng trong một thời gian dài. Nếu thời gian cứ kéo dài, không điều trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của trẻ.

Trẻ suy dinh dưỡng mãn tính là gì?

Trẻ suy dinh dưỡng là trẻ có tình trạng thiếu hụt protein, năng lượng, vi chất dinh dưỡng. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân như khả năng tiêu thụ, hấp thu của trẻ kém bẩm sinh hoặc do bệnh tật nên khả năng tiêu hóa bị ảnh hưởng. Trẻ suy dinh dưỡng mãn tính hay suy dinh dưỡng thấp còi là những trẻ không đạt chiều cao theo độ tuổi và giới tính. Đây là hệ quả của tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài.

Các yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng mãn tính

Trên toàn thế giới, suy dinh dưỡng thấp còi đã ảnh hưởng tới 155 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Ở Việt Nam, tính đến năm 2016, đã có đến 24,3% trẻ suy dinh dưỡng mãn tính. Đã xác định được các yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi là:

  • Khi trẻ sơ sinh có cân nặng thấp, thiếu cân.
  • Trình độ học vấn của ba mẹ ảnh hưởng tới quá trình nuôi con.
  • Nghề nghiệp, tài chính của gia đình.
  • Tình trạng thể chất của người mẹ.
  • Các bệnh lý khác của trẻ.
Trẻ suy dinh dưỡng mãn tính và hướng điều trị -1
Trẻ suy dinh dưỡng mãn tính ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau

Hệ quả của suy dinh dưỡng mãn tính

Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng rất nhiều đến tính mạng, sức khỏe và tương lai của trẻ. Suy dinh dưỡng mãn tính là yếu tố có thể dẫn đến:

  • Tử vong ở trẻ sơ sinh.
  • Sức khỏe suy giảm nhiều khi còn nhỏ và đến khi trưởng thành. Đặc biệt là hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch của trẻ suy yếu rất nhiều nếu trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng.
  • Thể chất, ngoại hình của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Hệ cơ xương bị ảnh hưởng xấu nên khi trưởng thành trẻ có tầm vóc thấp và luôn kèm theo nguy cơ béo phì sau khi trưởng thành.
  • Não bộ của trẻ chậm phát triển vì thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của não. Dẫn đến khả năng học tập, lao động của trẻ hạn chế hơn hẳn người bình thường.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính khác.

Triệu chứng suy dinh dưỡng mãn tính ở trẻ

Suy dinh dưỡng có thể điều trị và cải thiện được. Nhưng nếu phát hiện sớm, việc điều trị sẽ đơn giản hơn cũng như các hệ quả để lại trên sức khỏe của trẻ cũng không nghiêm trọng. Những triệu chứng suy dinh dưỡng mà gia đình có thể nhận biết được:

  • Trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng sẽ chậm tăng cân, chậm phát triển.
  • Trẻ dễ mắc các bệnh hô hấp, việc thở trở nên khó khăn.
  • Tinh thần của trẻ không vui vẻ, thường buồn phiền, lo âu không rõ nguyên nhân.
  • Nhiệt độ cơ thể của trẻ thất thường, không ổn định.
  • Hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động chưa tốt, thường mắc các bệnh về nhiễm khuẩn.
  • Vết thương của trẻ lâu lành hơn so với bình thường.
  • Suy dinh dưỡng đã trở nên nặng khi triệu chứng có thể nhận ra bằng mắt thường như: Da mỏng, xanh xao, da khô, tóc khô, rụng nhiều, dễ rụng,...
  • Nếu kéo dài thêm nữa, trẻ sẽ có thêm các triệu chứng nguy hiểm như: Suy tim, suy hô hấp,...
Trẻ suy dinh dưỡng mãn tính và hướng điều trị -2
Trẻ thường buồn phiền không rõ nguyên nhân cũng cần được lưu ý

Điều trị bệnh ở trẻ suy dinh dưỡng mãn tính

Chế độ dinh dưỡng đóng phần quan trọng trong khi điều trị suy dinh dưỡng thấp còi cho trẻ. Phụ huynh cần xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng theo một số lưu ý sau đây:

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho trẻ hoạt động trong ngày và nhu cầu hồi phục dinh dưỡng để cơ thể phát triển.
  • Tăng khẩu phần trong bữa ăn cho trẻ bằng cách cho nhiều món ăn trong một bữa ăn.
  • Nếu trẻ không ăn được nhiều trong một lần thì tăng số lần ăn trong ngày, chia thành nhiều bữa ăn phụ trong ngày.
  • Đối với trẻ còn ăn bột hay ăn cháo, thức ăn càng đặc càng tốt. Hay có thể sử dụng bột mộng để thức ăn lỏng hơn cho trẻ.
  • Trong món ăn, tăng thực phẩm giàu năng lượng.
  • Sau khi trẻ bệnh, cần cho trẻ ăn tăng cường để hồi phục.
  • Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, mẹ nên cho trẻ bú mẹ trong vòng 12 tháng đầu tiên. Nếu sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, cần bổ sung loại sữa hỗ trợ phù hợp.
  • Trẻ thường loại bỏ rau, củ, quả trong bữa ăn, ba mẹ cần khuyến khích trẻ ăn nhiều rau và trái cây để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Nhưng nếu trẻ không bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm thông thường được, có thể lựa chọn các thực phẩm chức năng, thuốc uống hay sữa cho trẻ. Tập luyện, vận động cơ thể thường xuyên cũng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp trẻ phát triển cơ, xương và chiều cao.

Trẻ suy dinh dưỡng mãn tính và hướng điều trị -3
Nên khuyến khích trẻ ăn rau nhiều hơn

Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ

Suy dinh dưỡng là điều không ba mẹ nào mong muốn. Nên ngay từ khi trẻ sinh ra, ba mẹ cố gắng phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ bằng các cách sau:

  • Để trẻ bú mẹ ngay sau sinh. Dù là loại sữa nào trên thị trường cũng không thể tốt và phù hợp cho trẻ bằng sữa mẹ. Sữa mẹ có những chất phù hợp cho bé mà con người không thể tạo ra bằng công nghệ. Nên việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp hệ miễn dịch của trẻ phát triển tốt hơn.
  • Lựa chọn dinh dưỡng phù hợp cho trẻ: Thời điểm tập cho trẻ ăn dặm và cho trẻ ăn dặm theo hình thức nào cũng rất quan trọng. Ba mẹ cần lựa chọn được phương pháp phù hợp với trẻ và phù hợp với người chăm sóc trẻ.
  • Lựa chọn thực phẩm sạch cho trẻ: Vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn luôn là vấn đề quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu thực phẩm không sạch, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ.
  • Môi trường xung quanh trẻ: Trẻ cần một môi trường sạch để phát triển. Vệ sinh cá nhân cho trẻ, những món đồ tiếp xúc với trẻ cũng rất quan trọng.
  • Theo dõi sự phát triển của trẻ hàng tháng với mục tiêu phát hiện kịp thời các triệu chứng suy dinh dưỡng ở trẻ.
  • Điều trị các bệnh lý mà trẻ đang mắc phải. Đồng thời nâng cao tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh đối với trẻ nhỏ.
  • Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, cần xổ giun đúng cách định kỳ mỗi 6 tháng để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn.
  • Ở lứa tuổi nào việc tập thể dục cũng giúp đem lại một sức khỏe tốt. Khuyến khích trẻ hoạt động thể dục thể thao thông qua các trò chơi hay đơn giản là đi bộ, bơi lội, đạp xe cũng giúp trẻ vận động hàng ngày.
Trẻ suy dinh dưỡng mãn tính và hướng điều trị -4
Cho trẻ bú mẹ là biện pháp phòng ngừa suy dinh dưỡng tốt nhất

Trẻ suy dinh dưỡng mãn tính có thể điều trị được, nhưng cần rất nhiều thời gian và công sức. Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng, cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có động thái can thiệp kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm