Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Hướng dẫn xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi

Ngày 28/08/2023
Kích thước chữ

Bé thấp còi, suy dinh dưỡng là nỗi muộn phiền, lo lắng của bậc làm cha mẹ. Làm thế nào để cải thiện tình trạng biếng ăn, kém hấp thu ở trẻ? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi mang lại hiệu quả tối ưu.

Khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần lên kế hoạch rõ ràng, trong đó thay đổi chế độ ăn uống là một trong những phác đồ điều trị quan trọng. Bổ sung cho trẻ đúng cách, đúng lượng, đúng độ tuổi sẽ giúp trẻ nhanh chóng lấy lại cảm giác thèm ăn, cải thiện hiệu quả các vấn đề về tiêu hóa,... Có như vậy, trẻ mới phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Đừng bỏ qua hướng dẫn xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng dưới đây.

Nguyên nhân trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân chính xuất phát từ việc thiếu vitamin D. Tình trạng thiếu hụt vitamin này khiến cơ thể trẻ khó hấp thụ, chuyển hóa hai chất quan trọng và cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương đó chính là canxi và phốt pho.

Cơ thể chúng ta thông thường là tổng hợp vitamin D qua thực phẩm có chứa vitamin này hoặc tổng hợp qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 

Hướng dẫn cha mẹ xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi 4
Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương là nỗi lo của hầu hết cha mẹ

Ngoài nguyên nhân trên, một số yếu tố khác có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương như:

  • Cha mẹ bổ sung dinh dưỡng không đầy đủ cho trẻ theo độ tuổi khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất;
  • Mắc những bệnh lý về đường hô hấp, viêm phổi, sởi, kiết lỵ hoặc do các bệnh lý, dị tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, hở hàm ếch, sinh non…;
  • Điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp, bấp bênh.

Ở giai đoạn suy dinh dưỡng cấp độ 1, trẻ không có biểu hiện rõ rệt. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần chú ý theo dõi chặt chẽ cân nặng của trẻ, song song đó lập biểu đồ tăng trưởng, cân nặng để phát hiện sớm tình trạng còi xương ở trẻ (nếu có). Nếu trẻ không tăng cân trong 2 - 3 tháng liên tiếp, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và tư vấn hướng điều trị phù hợp, đúng cách.

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đủ vitamin D là rất quan trọng đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương suy dinh dưỡng. Mỗi giai đoạn trẻ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp mới cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất để phát triển. Mặc dù cơ thể trẻ thiếu hụt vitamin D, song không phải thiếu là có thể bổ sung thế nào cũng được. Vitamin D cần được bổ sung đúng liều lượng để tránh dư thừa, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ như vôi hóa động mạch, sỏi thận,… Do đó, cha mẹ phải bổ sung theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Hướng dẫn cha mẹ xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi 3
Xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần phải khoa học

Ngoài việc cung cấp vitamin D đúng cách, cha mẹ cũng cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp thói quen sinh hoạt lành mạnh. Điều này sẽ giúp cơ trẻ trẻ hấp thụ vitamin D nhanh chóng và hiệu quả hơn, bao gồm:

  • Chọn những thực phẩm dồi dào vitamin D như trứng, sữa, gan cá, bơ, cá biển béo, sữa, các chế phẩm từ sữa,… để giúp tăng cường vitamin D cho trẻ.
  • Kết hợp bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua một số sản phẩm dinh dưỡng có chứa vitamin D như bánh ăn dặm, bột dinh dưỡng,…
  • Trong thức ăn hàng ngày của trẻ, cha mẹ có thể trộn thêm dầu ăn/mỡ,… để giúp trẻ hấp thụ vitamin D dễ hơn.
  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường hấp thụ các vi chất như canxi, sắt, kẽm,… Các vi chất này có tác dụng tăng chiều cao, ngăn ngừa táo bón,…
  • Nếu trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ lưu ý nên cho trẻ bú đủ bữa, đủ sữa (mỗi cữ bú không được nhiều hơn 30 phút, đồng thời các cữ bú cần cách nhau ít nhất là từ 2-3 giờ). Trường hợp mẹ thiếu sữa, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về loại sữa công thức phù hợp, có thể bổ sung đầy đủ chất theo độ tuổi.
  • Đối với những trẻ lớn hơn, chế độ ăn uống cần chú ý chọn thực phẩm cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết. Mẹ cần chế biến đa dạng món ăn để kích thích trẻ ăn ngon miệng, đủ chất. Ngoài ra, quy trình nấu ăn cũng cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nấu chín kỹ thức ăn.
  • Tránh việc bắt ép trẻ ăn, nếu trẻ không muốn ăn thì nên kết thúc bữa ăn này và cho trẻ ăn bổ sung vào bữa kế tiếp. Việc cha mẹ nóng giận, quát tháo khi trẻ không chịu ăn càng khiến trẻ bị ám ảnh tâm lý, sợ hãi thức ăn, nôn trớ khi ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nhu cầu ăn.
Hướng dẫn cha mẹ xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi 1
Cha mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua thực phẩm

Xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng

Để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thay đổi chế độ ăn uống là một trong những phác đồ điều trị quan trọng. Chuyên gia dinh dưỡng thông thường sẽ tư vấn ba mẹ tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm, kết hợp dùng thêm một số viên uống bổ sung.

Một số nguyên tắc trong chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng sau đây cha mẹ có thể tham khảo:

  • Tăng dần calo bằng cách cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (từ 75 - 100 - 150 - 200 kcal/kg). Khi trẻ đã đạt mức ổn định thì có thể duy trì ở mức 120 kcal/kg/ngày.
  • Khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ nên cho trẻ ăn một lần với lượng thức ăn có thể tăng dần từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc;
  • Ngoài tăng dần lượng calo, cha mẹ cần cho trẻ ăn tăng cả về lượng protein, cụ thể từ 1 - 2 - 3 - 4 - 5g protein trên mỗi kg. Đạt đến mức tăng trưởng ổn định, cha mẹ có thể duy trì lượng protein ở mức 3g/kg;
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ dùng sữa cao năng lượng;
  • Cho trẻ uống một số viên bổ sung, chẳng hạn như viên vitamin, một số chế phẩm có chứa sắt, men tiêu hóa…
Hướng dẫn cha mẹ xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi 2
Cha mẹ cần lưu ý một số điều khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Cha mẹ lưu ý các thực phẩm cần thiết cho trẻ suy dinh dưỡng nặng như:

  • Dùng sữa cho thêm dầu/đường hoặc các loại thức ăn khác có năng lượng cao, đảm bảo 1kcal/ml thức ăn.
  • Với trẻ còn bú: Bên cạnh sữa mẹ, nên cho trẻ ăn thêm những bữa sữa - dầu - đường.
  • Với trẻ ăn bổ sung: Bên cạnh sữa mẹ, những bữa sữa - dầu - đường thì có thể cho trẻ ăn dặm thêm bột ngũ cốc nấu cùng thịt/cá/trứng (thay đổi) + rau + dầu.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách cho trẻ uống thêm các loại nước quả tươi.

Hy vọng bài viết trên đã giúp cha mẹ có thêm thông tin để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi cho bé yêu của mình. Việc xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, bên cạnh những nguyên tắc về chọn thực phẩm, cách bổ sung thực phẩm như trên, cha mẹ còn cần chú ý cách chế biến thức ăn cho trẻ. Không nên xem nhẹ cách nấu ăn vì nấu đúng cách mới đảm bảo trẻ được hấp thu tối đa chất dinh dưỡng, đồng thời tránh bị ảnh hưởng khi nấu sai cách.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin