Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tác dụng và tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh Fenaflam

Ngày 01/11/2018
Kích thước chữ

Thuốc giảm đau bụng kinh Fenaflam sẽ mang đến cho bạn tác dụng gì? Thuốc có tác dụng phụ nào không? Bạn có thể tìm thấy câu trả lời trong bài viết sau đây.

Thuốc giảm đau bụng kinh Fenaflam sẽ mang đến cho bạn tác dụng gì? Thuốc có tác dụng phụ nào không? Bạn có thể tìm thấy câu trả lời trong bài viết sau đây.

Thuốc giảm đau bụng kinh Fenaflam là loại thuốc được nhiều người truyền tai nhau nên sử dụng trong trường hợp đau bụng kinh trong kỳ “đèn đỏ” mỗi tháng. Vậy thuốc Fenaflam có tác dụng, tác dụng phụ gì và phải dùng như thế nào để đạt được hiệu quả chữa trị cũng như đảm bảo sự an toàn với cơ thể phụ nữ?

Tác dụng của thuốc giảm đau bụng kinh Fenaflam

Thuốc giảm đau bụng kinh Fenaflam là loại thuốc giảm đau có thành phần chính là Diclofenac. Cũng như những loại thuốc giảm đau thuộc nhóm không chứa Steroid khác, Fenaflam mang lại tác dụng giảm đau, giảm sốt, giảm viêm nhanh và mạnh.

Tác dụng và tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh fenaflame 1Thuốc giảm đau bụng kinh fenaflam giúp bạn dễ chịu hơn trong kỳ đèn đỏ

Diclofenac đau bụng kinh có hiệu quả cao trong việc ức chế Cyclooxygenase nên giúp làm hạn chế sự hình thành Prostacyclin và Thromboxan - những chất trung gian gây viêm, đau, sốt. Vì vậy thuốc được dùng để điều trị các tình trạng viêm và đau từ mức độ trung bình cho đến trầm trọng.

Bên cạnh đó, Diclofenac cũng sẽ giúp hạn chế sự hình thành của Prostaglandin, nguồn gốc gây nên các cơn co thắt tử cung dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh ở nữ giới. Chính vì vậy thuốc Fenaflam được sử dụng trong điều trị chứng đau bụng kinh.

Tác dụng phụ của thuốc đau bụng kinh Fenaflam

Tác dụng giảm đau của thuốc Fenaflam rất hiệu quả. Tuy nhiên người dùng cần lưu ý trong quá trình sử dụng Fenaflam có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:

  • Nhức đầu, lo lắng, tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, ù tai, khó tiêu, tăng các Transaminase.
  • Các tác dụng phụ ít gặp: Sưng tấy, phù, dị ứng, đau bụng, choáng phản vệ, chảy máu đường tiêu hóa, buồn ngủ, nôn máu, trầm cảm, mề đay, co thắt phế quản, giảm thị lực.
  • Các tác dụng phụ hiếm gặp: Bị phù chân tay, hội chứng Stevens – Johnson, rụng tóc, viêm màng não vô khuẩn, tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, giảm bạch cầu hạt,rối loạn co bóp túi mật, viêm bàng quang, nhiễm độc gan, viêm kẽ thận, thận hư…
Tác dụng và tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh fenaflame 2Nhức đầu là một trong những tác dụng phụ của Fenaflam

Như vậy, thuốc giảm đau bụng kinh Fenaflam vừa có tác dụng tốt cho chữa đau bụng kinh và nhiều bệnh lý khác nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vì thế, khi dùng thuốc người bệnh cần được bác sĩ tư vấn cụ thể để hạn chế tối đa việc gặp phải các tác dụng không mong muốn.

Lưu ý khi dùng thuốc đau bụng kinh Fenaflam

  • Trước khi dùng thuốc giảm đau bụng kinh Fenaflam, người bệnh cần đi thăm khám để xác định nguyên nhân gây đau bụng kinh.
  • Khi được kê toa sử dụng thuốc Fenaflam, người bệnh cần thông báo rõ tiền sử dùng thuốc với bác sĩ.
  • Thuốc Fenaflam không được dùng cho người bị loét dạ dày, hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Những trường hợp người bệnh bị suy gan, suy thận, ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú cần cẩn thận khi dùng thuốc.
  • Đối với những người có ý định mang thai thì không nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh Fenaflam, vì thuốc có thể làm hạn chế khả năng thụ thai khi sử dụng.
Tác dụng và tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh fenaflame 3Bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng thuốc

Thuốc giảm đau bụng kinh Fenaflam là loại thuốc được sử dụng điều trị đau bụng kinh trong thời gian ngắn và không dùng để trị đau bụng kinh tận gốc. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của mình, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để được tư vấn và chỉ định dùng với liều lượng, thời gian phù hợp nhất.

Bảo Hân

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Đau bụng kinh