Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Muỗi là loài vật trung gian của nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới. Số lượng ca tử vong do muỗi gây ra nhiều hơn rất nhiều so với các loài vật nguy hiểm khác như cá nập, rắn,... Vậy tác hại của muỗi là gì? Cần tìm hiểu rõ ràng những nguy hiểm tiềm ẩn nếu bị muỗi đốt và thực hiện các biện pháp phòng tránh cũng như tiêu diệt muỗi để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Chắc hẳn trong chúng ta đều đã từng bị muỗi đốt. Vết muỗi đốt có thể gây kích ứng da, làm sưng đỏ và ngứa do nước bọt của muỗi dị ứng với tế bào bạch cầu trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên hậu quả của những vết đốt này không dừng lại ở đó, chúng còn là nơi truyền nhiễm nhiều loại virus khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu xem những tác hại của muỗi là gì? Muỗi nguy hiểm như thế nào qua bài viết sau nhé.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 750.000 người chết trên toàn thế giới do bị lây nhiễm các căn bệnh từ muỗi, đa số đều là trẻ em bị muỗi đốt. Chỉ riêng tại Mỹ đã có hơn 200 loài muỗi sinh sống, phát triển, chúng thường tìm các khu vực có nước đọng để đẻ trứng như đầm lầy, mương bị tắc, các hồ và vũng nước tạm. Chính vì vậy mà có rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm đã xuất hiện và lây lan một cách chóng mặt.
Bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, chủ yếu được truyền nhiễm từ muỗi vằn Aedes. Triệu chứng thường xuất hiện rõ sau khoảng 7 đến 10 ngày bị muỗi đốt như sốt cao, đau đầu, đau cơ, chảy máu nội tạng,... có thể gây tử vong.
Bệnh sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, bệnh được truyền qua vết đốt của muỗi Anopheles. Các triệu chứng thường gặp nhất là sốt cao đột ngột, rét run, đau đầu và nôn mửa, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh sốt Rift Valley do virus Rift Valley gây ra, bệnh thường truyền nhiễm qua vết cắn của muỗi và côn trùng khác. Căn bệnh này có biểu hiện lâm sàng như sốt, đau cơ,... một số trường hợp nặng có thể gây ra tổn thương gan, mất thị giác hoặc tử vong.
Sốt Chikungunya là một bệnh truyền nhiễm do virus Chikungunya lây lan qua vết đốt của muỗi Aedes. Các triệu chứng thường thấy nhất là sốt cao, đau khớp dữ dội, phát ban và mệt mỏi. Tình trạng này có thể kéo dài và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Virus Zika do muỗi Aedes truyền nhiễm và gây ra các triệu chứng như sốt nhẹ, phát ban, đau khớp và viêm kết mạc. Đặc biệt, virus Zika nguy hiểm cho phụ nữ mang thai vì có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh như đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.
Sốt vàng da cũng là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng ngoài virus Zika do muỗi Aedes lây nhiễm. Bệnh có biểu hiện như sốt cao, vàng da, đau bụng, và nôn mửa. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn đến suy gan nghiêm trọng và tử vong.
Dirofilaria immitis là một loại giun tròn gây bệnh truyền nhiễm do muỗi là vật thể trung gian lây lan, chủ yếu ảnh hưởng đến chó, mèo và một số loài động vật khác. Khi muỗi mang ký sinh trùng cắn vào vật chủ, ấu trùng của giun tròn sẽ được truyền vào máu, chúng dần phát triển và làm tổ tại tim và phổi gây tổn thương nghiêm trọng và có thể dẫn đến cái chết nếu không được điều trị.
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh viêm não do muỗi truyền nhiễm ở châu Á. Virus này được truyền từ muỗi Culex sang người gây sốt, đau đầu, buồn nôn, trong trường hợp nặng có thể dẫn đến co giật, liệt và thậm chí tử vong. Một vài biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh không được điều trị kịp thời là viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu,...
Để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh nguy hiểm do muỗi đốt gây ra, nhất là khi hầu hết các bệnh này chưa có vắc xin phòng ngừa hay phương pháp điều trị đặc hiệu, việc áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng. Chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro bị muỗi đốt bằng một số thói quen đơn giản sau:
Để giảm trừ nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm từ muỗi thì ngoài việc hạn chế để muỗi đốt bằng các cách đơn giản trên, chúng ta có thể tiến hành tiêu diệt muỗi tại môi trường sống của mình. Các biện pháp được nhiều nhà áp dụng cũng như được khuyến cáo như sau:
Hy vọng qua bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu, các bạn đọc đã phần nào biết sự nguy hiểm khi bị muỗi đốt cũng như những tác hại của muỗi mà mình có thể gặp phải. Đồng thời cũng biết được những phương pháp nhằm giảm nguy cơ bị muỗi đốt và tiêu diệt loại côn trùng nguy hiểm này. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...