Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tắc nghẽn các tuyến mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 22/11/2022
Kích thước chữ

Tắc nghẽn các tuyến mồ hôi là vấn đề thường gặp trong đời sống hàng ngày nhưng không phải bất kỳ ai cũng quan tâm và tìm hiểu về nó. Tuy nhiên, tình trạng này là một vấn đề nghiêm trọng cho da. Vì vậy việc tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết là điều cần thiết giúp bạn ngăn ngừa sớm những hậu quả do tắc nghẽn tuyến mồ hôi gây ra.

Tắc nghẽn các tuyến mồ hôi có thể dẫn đến tình trạng mụn nhọt, nhiễm trùng da hay thậm chí là ung thư da. Vậy, thế nào là tắc nghẽn các tuyến mồ hôi? Những nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi là gì? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Tắc nghẽn các tuyến mồ hôi là gì?

Tắc nghẽn các tuyến mồ hôi là tắc nghẽn ở những nơi có nhiều dầu và mồ hôi. Tên gọi khác của tình trạng này là viêm tuyến mồ hôi mủ (HS) hay còn được gọi là mụn mọc ngược. Tình trạng này gây ra những nốt viêm nhỏ có khả năng phát triển trở nên sưng to và lớn hơn, có thể rách và chảy mủ. Tắc nghẽn tuyến mồ hôi có hình dạng giống như một số bệnh ngoài da khác, đó có thể là mụn trứng cá, viêm nang lông, mụn nhọt, u nang bã nhờn…

Tắc nghẽn các tuyến mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 1 Tắc nghẽn tuyến mồ hôi có thể dẫn đến tình trạng mụn nhọt, nhiễm trùng da...

Bên cạnh đó, tắc nghẽn các tuyến mồ hôi có xu hướng ảnh hưởng đến nhiều loại vùng cơ thể khác nhau và tạo ra sẹo lớn. Điều đó có thể sẽ gây khó khăn khi cử động và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra tắc nghẽn các tuyến mồ hôi

Theo quan sát và nghiên cứu từ các nhà chuyên gia, hormone là một yếu tố quan trọng có liên quan đến vấn đề tình trạng tắc nghẽn các tuyến mồ hôi, hầu hết thường xuất hiện triệu chứng sau tuổi dậy thì. Đồng thời, các chuyên gia cho rằng tình trạng tắc nghẽn tuyến mồ hôi mủ không bắt nguồn hay liên quan đến việc vệ sinh cá nhân như tắm rửa chưa sạch sẽ và đây cũng là bệnh không lây nhiễm từ người bệnh sang những người khác.

Thay vào đó, một số các yếu tố và nguy cơ khác có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh tắc nghẽn tuyến mồ hôi hay viêm tuyến mồ hôi mủ, bao gồm:

  • Nữ giới (đặc biệt trong khoảng thời gian có kinh nguyệt).
  • Thừa cân.
  • Hút thuốc.
  • Thay đổi nội tiết tố.
  • Đổ mồ hôi.
  • Dùng thuốc trong đó có chứa lithium.
Tắc nghẽn các tuyến mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 3 Tuyến mồ hôi nằm sâu trong biểu bì da và phát triển vào tuổi dậy thì

Ngoài ra, các bệnh nhân mắc bệnh tắc nghẽn tuyến mồ hôi còn có xu hướng mắc thêm một số bệnh khác như mụn trứng cá, đái tháo đường, buồng trứng đa nang, hội chứng chuyển hóa, bệnh viêm ruột, bệnh Crohn, các khối u biểu mô…

Dấu hiệu nhận biết sớm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi

Theo các dấu hiệu trên lâm sàng, ở giai đoạn sớm của bệnh, các triệu chứng xuất hiện thường rất mơ hồ khiến cho bệnh nhân có thể dễ nhầm lẫn chúng với các bệnh khác. Người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nhỏ, sần và bóng nước trông giống như những nốt mụn nhọt trên da.

Khác với những nốt mụn thường, chúng có xu hướng thường nổi đi nổi lại và hình thành ở những nơi có nhiều nếp gấp da hoặc bị cọ xát với nhau thường xuyên chẳng hạn như bẹn, nách, đùi trên, ngực dưới, mông, các nếp gấp da dưới bụng, bộ phận sinh dục hay xung quanh hậu môn.

Vì vậy, các nhà chuyên gia đã đưa ra những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tắc nghẽn các tuyến mồ hôi như sau:

  • Một hay nhiều đợt mụn nổi lên có kích thước cỡ hạt đậu hoặc các bóng nước mà sau đó có thể biến mất hoặc to ra, rách và chảy máu mủ sau một vài giờ hoặc một vài ngày.
  • Các đợt bùng phát kéo dài.
  • Các đợt bùng phát sau khi biến mất nhưng lại quay trở lại.

Nếu tình trạng tắc nghẽn tuyến mồ hôi trở nên trầm trọng hơn, người bệnh có thể xảy ra một số vấn đề sức khỏe sau đây:

  • Nhiễm trùng da.
  • Mụn bị mọc sâu làm đau và tổn thương da.
  • Tạo thành các vết sưng tấy và ứa ra chất lỏng có mùi hôi khó chịu.
  • Da bị rỗ.
  • Sau khi mụn biến mất có thể để lại các vết sẹo trên da.
  • Ung thư da (hiếm gặp do nhiễm bệnh nặng).
Tắc nghẽn các tuyến mồ hôi: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 4 Tắc nghẽn tuyến mồ hôi có khả năng khiến da bị rỗ

Khi thấy bắt đầu xuất hiện các nốt mụn trên da nghi ngờ do tắc nghẽn các tuyến mồ hôi, người bệnh nên đến khám bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để giải quyết kịp thời trước khi chúng để lại hậu quả nghiêm trọng cho da. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tìm hiểu một số phương pháp điều trị bệnh giúp làm sạch da và ngăn ngừa mụn nhọt cũng như các biến chứng do tắc nghẽn tuyến mồ hôi gây ra.

Một số phương pháp điều trị tắc nghẽn các tuyến mồ hôi

Để giúp kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của tắc nghẽn tuyến mồ hôi thì việc điều trị là vô cùng cần thiết. Hiện nay, các phương pháp điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ có thể là dùng thuốc hay phẫu thuật hoặc có thể là cả hai.

Điều trị tắc nghẽn các tuyến mồ hôi bằng thuốc

Đối với phương pháp điều trị tắc nghẽn các tuyến mồ hôi bằng thuốc, bác sĩ có thể kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc cho người bệnh như: Dạng thuốc kem bôi có chứa kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng trong trường hợp viêm tuyến mồ hôi nhẹ, dạng thuốc uống sử dụng toàn thân, thuốc giảm đau (trong trường hợp tắc nghẽn nặng, gây đau quá nhiều).

Điều trị bằng cách phẫu thuật

Đối với điều trị tắc nghẽn các tuyến mồ hôi bằng phẫu thuật sẽ được cân nhắc lựa chọn phương pháp như sau:

  • Đối với bệnh nhân viêm tuyến mồ hôi ở mức độ trung bình và nặng sẽ được loại bỏ các mô trên bề mặt da nhằm lộ ra những tổn thương bên trong và điều trị triệt để hơn hay phẫu thuật cắt bỏ mô tế bào với dao điện.
  • Đối với bệnh nhân bị viêm tuyến mồ hôi nghiêm trọng sẽ được phẫu thuật cắt khối u.

Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất thì người mắc bệnh tắc nghẽn các tuyến mồ hôi cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Bỏ hút thuốc cũng như rượu bia.
  • Sử dụng các dung dịch vệ sinh, sát trùng ngoài da mỗi ngày để tránh viêm nhiễm nặng hơn.
  • Giảm cân trong trường hợp cơ thể vượt quá mức.
  • Chườm khăn ấm tại vị trí các khối u để cho dịch mủ chảy ra ngoài.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh vải quần áo cọ sát vào khối mủ dẫn đến bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.
  • Tránh dùng nước hoa hoặc các chất khử mùi tại vùng da bị tổn thương.

Thông qua bài viết này, hy vọng mọi người có thể trang bị thêm nhiều kiến thức về bệnh tắc nghẽn các tuyến mồ hôi để phòng ngừa và kịp thời xử lý khi có nguy cơ mắc bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin