Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tại sao bệnh dại lại sợ nước? Các triệu chứng khác là gì?

Ngày 14/11/2022
Kích thước chữ

Sợ nước là một trong những triệu chứng của bệnh dại. Bạn có biết tại sao bệnh dại lại sợ nước? Cùng xem giải thích tại sao người bị dại lại sợ nước và các triệu chứng khác của bệnh nhé!

Bệnh dại ở người là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus Rhabdovirus xâm nhập, phá hủy hệ thần kinh trung ương. Nó gây ra rất nhiều bất thường ở người nhiễm bệnh, trong đó có biểu hiện sợ nước, sợ gió và sợ ánh sáng. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thông qua yếu tố dịch tễ và các triệu chứng điển hình của bệnh. Dưới đây là giải đáp tại sao bệnh dại lại sợ nước.

Virus Rhabdovirus gây bệnh dại là gì?

Trước khi lây bệnh sang người, virus dại Rhabdovirus tồn tại ở nhiều vật chủ như: Thực vật, động vật nguyên sinh, động vật có xương sống hoặc không xương sống… Virus Rhabdovirus xuất hiện ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ một số hòn đảo và châu Nam Cực. Các loài động vật máu nóng rất dễ bị nhiễm virus Rhabdovirus, có thể kể đến như chó, mèo, cáo, chó sói, ngựa…

Chó là vật nuôi gần gũi với con người và có tỷ lệ nhiễm dại cao nhất. Khi bị dại, virus Rhabdovirus tập trung rất nhiều ở nước bọt của chó. Ngoài ra, virus còn trú ngụ trong các tế bào thần kinh, dịch não tủy, giác mạc… Chó dại cắn người hoặc liếm nước bọt vào vết thương hở sẽ lây truyền virus sang người. Giết mổ chó dại hoặc ăn thịt chó dại chưa nấu chín kỹ cũng có nguy cơ lây bệnh.

tại sao bệnh dại lại sợ nước 1 Virus Rhabdovirus gây bệnh dại chủ yếu lây từ chó sang người

Tại sao bệnh dại lại sợ nước?

Một trong những biểu hiện bất thường dễ nhận biết ở người mắc bệnh dại là sợ nước. Tại sao người bị dại lại sợ nước? Theo lý giải khoa học, triệu chứng này bắt nguồn từ cơ chế tác động của virus Rhabdovirus. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus có xu hướng di chuyển đến hệ thần kinh trung ương. Nó phá hủy tế bào thần kinh, dẫn tới những kích thích và nhạy cảm với nước, gió, ánh sáng.

Từ hệ thần kinh, virus tiếp tục di chuyển đến tuyến nước bọt và gây viêm nhiễm ở khu vực này. Đây cũng là nơi mà virus dại tập trung nhiều nhất trong cơ thể của vật chủ bị bệnh. Chúng nằm ở tuyến nước bọt để chờ đợi truyền nhiễm sang vật chủ khác, kích thích hành vi hung hăng, mất kiểm soát ở người bệnh. Virus sợ nước vì nước sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ nước bọt.

Biểu hiện sợ nước ở người bị bệnh dại là gì? Triệu chứng sợ nước xuất hiện khi bệnh dại bắt đầu tiến triển, hoặc xảy ra ở giai đoạn sau. Chỉ cần nhìn thấy nước, người bệnh sẽ bị kích thích gây co thắt ở cổ và họng. Nó có thể gây ra các cơn co giật, khó thở, tức giận, tăng động. Phản ứng sợ nước không có cách nào điều trị mà chỉ có cách ngăn chặn là không để người bệnh nhìn thấy nước.

tại sao bệnh dại lại sợ nước 2 Tại sao bệnh dại lại sợ nước được lý giải là do đặc tính tấn công của virus Rhabdovirus

Bệnh dại có những triệu chứng nào khác?

Bệnh dại là bệnh nguy hiểm lây từ chó sang người. Thời gian ủ bệnh sau khi bị nhiễm virus có thể chỉ vài ngày, nhưng cũng có thể kéo dài tới 1 năm. Những vị trí bị cắn gần khu thần kinh trung ương sẽ phát bệnh nhanh hơn. Sợ nước chỉ là một trong rất nhiều triệu chứng điển hình của bệnh.

Hiện nay, triệu chứng của bệnh dại được phân chia thành thể cuồng và thể liệt. Ở giai đoạn khởi phát, cả hai thể này đều có những biểu hiện giống nhau như: Đau, ngứa, bỏng rát hoặc những dị cảm không thể giải thích được ở vết cắn. Ngoài ra, người bệnh còn bị sốt, đau đầu, cảm giác bồn chồn và lo lắng. Đến khi bệnh toàn phát, mỗi thể có những biểu hiện khác nhau.

Triệu chứng bệnh dại thể cuồng

Virus phá hủy thần kinh trung ương khiến người bệnh xuất hiện ảo giác, dễ bị kích động, hung hăng, rối loạn hành vi. Người bệnh tiết nhiều nước bọt, sùi bọt mép, khó thở, co thắt cơ bắp và có phản ứng sợ nước. Cuối cùng là toàn thân tê liệt, ngừng tim, ngừng thở và tử vong. Sợ nước là triệu chứng điển hình của bệnh dại nhưng không phải ai cũng biết tại sao bệnh dại lại sợ nước.

tại sao bệnh dại lại sợ nước 3 Bệnh dại thể cuồng có biểu hiện hung hăng, đập phá và rối loạn hành vi

Triệu chứng bệnh dại thể liệt

Tỷ lệ mắc bệnh dại thể liệt ít hơn thể cuồng, chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số các ca bệnh dại ở người. Triệu chứng thể liệt là tê liệt cơ bắp, bắt đầu từ vị trí bị cắn sau đó lan ra toàn cơ thể. Người bệnh dần rơi vào trạng thái hôn mê, ngừng tim và tử vong. Dù ở thể bệnh nào thì nguy cơ tử vong khi lên cơn dại đều là 100%. Đến nay bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Phải làm gì để phòng ngừa bệnh dại?

Bệnh dại là “lưỡi hái tử thần” đã được báo trước vì không có phương pháp nào chữa trị được. Cách tốt nhất để ứng phó với bệnh nguy hiểm này vẫn là chủ động phòng ngừa bằng tiêm chủng vacxin. Việc sơ cứu ngay sau khi bị chó cắn cũng là giải pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Cách sơ cứu sau khi bị chó cắn

Các bước thực hiện:

  • Rửa vùng da bị cắn dưới vòi nước, dùng xà phòng để tăng tính sát khuẩn. Rửa trong 10 - 15 phút.
  • Lấy nước sát trùng hoặc cồn 70 độ để rửa lại vùng da bị tổn thương. Sau đó lau khô, quấn bằng gạc vô trùng.
  • Giữ cho vùng da đó luôn sạch sẽ, chấm cồn 70 độ mỗi ngày. Lưu ý không để dính nước bẩn vào vết cắn.

Tiêm vacxin phòng dại sớm nhất có thể

Không phải cứ bị chó cắn là tiêm vacxin phòng dại. Bạn nên tiêm trong các trường hợp: Chó cắn là chó hoang, không thể bắt nhốt theo dõi, chó đã có biểu hiện hung dữ hoặc sùi bọt mép, chó bị chết. Thời gian tiêm tốt nhất là trong 24 - 48 giờ sau khi bị cắn, tiêm càng muộn thì hiệu quả phòng ngừa càng giảm.

tại sao bệnh dại lại sợ nước 4 Tiêm vacxin trong 24 giờ đầu sau khi bị chó, mèo cắn có hiệu quả gần như 100%

Với những trường hợp chưa cần tiêm khẩn cấp vacxin phòng dại, bạn cần theo dõi sát sao con chó đó. Nếu thấy nó có biểu hiện phát dại như nằm tê liệt một chỗ hoặc hung hăng, cắn sủa điên cuồng, sùi bọt mép thì lập tức đi tiêm ngay.

Bài viết đã giải đáp tại sao bệnh dại lại sợ nước và nhận biết một số triệu chứng khác của bệnh dại. Bạn chớ chủ quan nếu chẳng may bị chó cắn, kể cả khi con chó đó đã được tiêm phòng thì vẫn cần theo dõi. Nếu có biểu hiện bất thường sau khi bị chó hoặc mèo cắn, bạn đến ngay cơ sở y tế gần nhất nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin