Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao bị nấm miệng lâu không khỏi? Các biện pháp phòng tránh tại nhà

Ngày 20/07/2022
Kích thước chữ

Nấm miệng gây ra các vết sưng trắng hoặc vàng do bị nhiễm trùng nấm men bên trong miệng. Ngoài ra nó còn được gọi là candida miệng hoặc tưa miệng. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến bị nấm miệng không khỏi và phương pháp điều trị ra sau hãy cùng nhà thuốc Long châu tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch của cơ thể còn yếu ớt là môi trường thuận lợi để nấm Candida albicans phát triển, gây ra các mảng trắng đục bám trên niêm mạc lưỡi, mặt trong má và vòm học của trẻ. Đối với người lớn, nếu hệ miễn dịch suy yếu hoặc đang tồn tại các bệnh như tiểu đường, dùng các thuốc kháng viêm hoặc thuốc kháng sinh lâu ngày cũng khiến vi khuẩn này phát triển mạnh.

Tại sao bị nấm miệng không khỏi? Các biện pháp phòng tránh tại nhà 1 Nấm miệng rất dễ xuất hiện với người có hệ miễn dịch yếu

Triệu chứng bệnh nấm miệng

Ở giai đoạn đầu, bệnh nấm miệng có thể không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Nhưng khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng (như màu phô mai) bên trong má, vòm họng, nấm lưỡi, amidan, nướu và môi.
  • Người bệnh sẽ bị chảy máu nhẹ ở những chỗ sưng nếu cọ xát.
  • Cảm giác đau nhức hoặc nóng rát bên trong miệng, gây bất tiện khi ăn hoặc nuốt thức ăn.
  • Cảm thấy khô miệng.
  • Khóe miệng xuất hiện nứt nẻ, khô da.
  • Xuất hiện mùi hôi từ trong miệng.
  • Mất vị giác khi ăn.

Nấm miệng ở trẻ sẽ gây khó khăn khi bú mẹ, khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Trong một số trường hợp nấm miệng có thể ảnh hưởng sang thực quản nhưng vẫn chưa phổ biến. Nếu trường hợp này xảy ra sẽ có các triệu chứng:

  • Đau rát khi nuốt thức ăn.
  • Cảm giác thức ăn sẽ bị mắc kẹt ở trong cổ họng hoặc giữa ngực.
  • Sốt cao nếu nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản.

Ngoài ra khi trẻ bị nấm miệng bệnh có thể truyền sang vú mẹ khi trẻ bú sẽ có các biểu hiện sau:

  • Núm vú sẽ bị nứt, đỏ, nhạy cảm và ngứa.
  • Da sẽ bị bong tróc trên quầng vú.
  • Sẽ bị đau núm vú ở các lần cho con bú.

Ở những người có hệ miễn dịch yếu, nấm miệng sẽ lây lan sang nhiều nơi dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn. Nhiễm nấm candida toàn thân có thể gây sốc nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Tại sao bị nấm miệng không khỏi? Các biện pháp phòng tránh tại nhà 2 Nấm miệng ở bé có thể lây sang vú mẹ

Các nguyên nhân gây ra nấm miệng

Nấm miệng xuất hiện do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans. Bình thường một lượng nhỏ nấm này vẫn sống trong miệng nhưng không gây hại đến cơ thể. Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt, các lợi khuẩn có trong cơ thể sẽ kiểm soát loại nấm này. Nhưng nếu hệ miễn dịch mất cân bằng các vi sinh vật trong cơ thể không thể chống lại nấm này, nó sẽ phát triển ngoài tầm kiểm soát gây ra nấm miệng.

  • Nguyên nhân phát triển quá mức Candida albicans khiến khoang miệng bị nấm có thể là do dùng một số loại thuốc khiến số lượng lợi khuẩn trong cơ thể bị giảm, ví dụ như thuốc kháng sinh.
  • Các phương pháp điều trị bệnh ung thư bao gồm hóa trị và xạ trị cũng làm hỏng và tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh. Điều ngày khiến bạn dễ bị nấm miệng và một số bệnh nhiễm trùng khác.
  • Khi cơ thể rơi vào tình trạng suy yếu hệ miễn dịch bởi các nguyên nhân như mắc bệnh bạch cầu và HIV, cũng làm tăng khả năng phát triển của nấm miệng. Trường hợp người nhiễm HIV thường rất dễ bị nấm miệng.

Nấm miệng bao lâu sẽ khỏi? Nguyên nhân nấm miệng không khỏi

Thông thường đối với bệnh nhân nấm miệng việc điều trị bằng thuốc bôi chống nấm miệng sẽ khỏi bệnh từ 1 đến 2 tuần.

Ngoài ra đối với bệnh nhân bôi thuốc lâu ngày không khỏi do tình trạng tổn thương kéo dài, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh chống nấm cho đến khỏi hẳn.

Bên cạnh đó, không phải nấm miệng không khỏi mà do nấm Candida ở miệng có thể tái phát nhiều lần nếu chúng ta không có các biện pháp khắc phục hay phòng ngừa bệnh. Việc nấm miệng không khỏi một phần cũng do các tác nhân như hệ miễn dịch yếu, đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc cơ thể đang mắc HIV/AIDS.

Các biện pháp phòng tránh tại nhà

Việc thay đổi thói quen giúp cho người bệnh nấm miệng có thể điều trị tại nhà, cũng như ngăn chặn bệnh tái phát.

  • Đánh răng bằng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương vết sưng do nấm miệng gây ra.
  • Đổi bàn chải đánh răng mới khi đã hoàn thành điều trị.
  • Nếu bạn đang sử dụng răng giả, cần phải làm sạch để giảm nguy cơ tái nhiễm.
  • Không nên tự ý sử dụng các sản phẩm làm sạch miệng như nước súc miệng hoặc thuốc xịt miệng nếu không hỏi ý kiến bác sĩ.
Tại sao bị nấm miệng lâu không khỏi? Các biện pháp phòng tránh tại nhà 3 Vệ sinh răng miệng thường xuyên để phòng ngừa nấm miệng

Một số hỗn hợp có thể pha tại nhà có thể giúp bệnh nhân giảm nấm miệng như:

  • Sử dụng nước muối để rửa sạch miệng.
  • Súc miệng bằng dung dịch nước và baking soda giảm thiểu tính axit của mảng bám.
  • Hòa tan hỗn hợp nước với chanh ngoài giảm nấm miệng còn giúp khử mùi cho miệng.
  • Hỗn hợp nước và giấm táo giúp chữa đau họng và làm sạch mảng bám.

Nấm miệng không khỏi có thể còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất và lắng nghe phương pháp điều trị từ bác sĩ nhé.

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin