Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Tại sao khi bé đổi sữa bị tiêu chảy?

Ngày 09/04/2024
Kích thước chữ

Khi làm cha mẹ, việc chăm sóc bé đòi hỏi nhiều sự quan tâm và kiến thức, đặc biệt là trong việc lựa chọn loại sữa phù hợp. Ở các cặp vợ chồng khi có con, một trong những vấn đề thường gặp là bé đổi sữa bị tiêu chảy. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý khi bé gặp phải tình trạng này.

Nếu bạn đang có nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề bé đổi sữa bị tiêu chảy thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về tiêu chảy cũng như các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khi thay đổi loại sữa của bé.

Tìm hiểu chung về tiêu chảy

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba ở trẻ em dưới 5 tuổi và là nguyên nhân tử vong của khoảng 443.832 trẻ em mỗi năm. 

Trước đây, đối với hầu hết mọi người, tình trạng mất nước nghiêm trọng là nguyên nhân chính gây tử vong do tiêu chảy. Hiện nay, các nguyên nhân khác như nhiễm trùng huyết có thể chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong tổng số ca tử vong liên quan đến tiêu chảy. Trẻ em suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch, cũng như người nhiễm HIV bị tiêu chảy có nguy cơ đe dọa tính mạng cao nhất.

tai-sao-khi-be-doi-sua-bi-tieu-chay 1
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba ở trẻ

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi cầu phân lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày (hoặc đi ngoài thường xuyên hơn mức bình thường đối với cá nhân). Việc trẻ bú mẹ mà đi ngoài thường xuyên hay đi ra phân lỏng, nhão không phải là tiêu chảy.

Nguyên nhân gây tiêu chảy

Các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy, bao gồm:

Nhiễm trùng

Tiêu chảy là triệu chứng của nhiễm trùng do một loạt các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra, hầu hết chúng lây lan qua nước bị ô nhiễm phân. Nhiễm trùng gia tăng trong môi trường thiếu vệ sinh, không có nước sạch để uống, nấu ăn và dọn dẹp. 

Ở trẻ em dưới 5 tuổi, các loại virus gây bệnh phổ biến nhất là Rotavirus, Norovirus, Adenovirus và Astrovirus. Các vi khuẩn gây bệnh gồm Escherichia coli, Salmonella, Shigella, Campylobacter, các mầm bệnh ký sinh trùng bao gồm Cryptosporidium, Giardia, Entamoeba. Rotavirus và E. coli là những mầm bệnh phổ biến nhất ở trẻ em ở mọi lứa tuổi, trong khi mầm bệnh ký sinh trùng phổ biến ở trẻ em từ 3 – 5 tuổi. Các mầm bệnh do vi khuẩn, bao gồm virus, E. coli, Salmonella và Shigella, thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi.

Suy dinh dưỡng

Trẻ tử vong do tiêu chảy thường bị suy dinh dưỡng tiềm ẩn, khiến trẻ dễ bị tiêu chảy hơn. Mỗi đợt tiêu chảy lần lượt làm cho tình trạng suy dinh dưỡng càng trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, tiêu chảy được ghi nhận là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi.

Nguồn nước sử dụng

Nước bị ô nhiễm do phân người, ví dụ từ nước thải, bể tự hoại và nhà vệ sinh, là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy. 

Ngoài ra, phân động vật cũng chứa vi sinh vật có thể gây tiêu chảy.

Các nguyên nhân khác

Bệnh tiêu chảy cũng có thể lây từ người sang người, trầm trọng hơn do vệ sinh cá nhân kém. Thực phẩm là một nguyên nhân chính khác gây tiêu chảy khi được chế biến hoặc bảo quản trong điều kiện mất vệ sinh. Việc lưu trữ và xử lý nước sinh hoạt không an toàn cũng là một yếu tố rủi ro quan trọng.

tai-sao-khi-be-doi-sua-bi-tieu-chay 2
Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy

Phòng ngừa và điều trị

Các biện pháp để ngăn ngừa tiêu chảy, bao gồm:

  • Sử dụng nguồn nước uống sạch, an toàn.
  • Rửa tay bằng xà phòng.
  • Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Vệ sinh cá nhân tốt.
  • Tiêm phòng rotavirus.
tai-sao-khi-be-doi-sua-bi-tieu-chay 3
Hướng dẫn bé rửa tay bằng xà phòng

Các biện pháp để điều trị tiêu chảy, bao gồm:

  • Bù nước bằng dung dịch bù muối nước đường uống (ORS). ORS là hỗn hợp nước, muối, đường, được hấp thu ở ruột non, thay thế nước và chất điện giải bị mất qua phân. Trong trường hợp mất nước nặng hoặc sốc cần bù nước bằng dịch truyền tĩnh mạch.
  • Bổ sung kẽm làm giảm 25% thời gian tiêu chảy và làm giảm 30% thể tích phân.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là cách kiểm soát tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc khi có máu trong phân hoặc nếu có dấu hiệu mất nước.

Tại sao bé đổi sữa bị tiêu chảy?

Nguyên nhân gây bé đổi sữa bị tiêu chảy có thể là do có thêm thành phần mới trong sữa công thức hoặc mức độ của một số thành phần được tăng lên để đáp ứng nhu cầu theo độ tuổi của bé. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi dẫn đến tình trạng quá tải. 

Trong thời gian này, bé có thể gặp các triệu chứng như chướng bụng, đầy bụng, tiêu chảy, chán ăn, quấy khóc,… sau khi uống sữa công thức mới vài ngày. Tình trạng này không quá nguy hiểm, cha mẹ chỉ cần cho bé dùng sữa công thức mới, dần dần hệ tiêu hóa của bé sẽ thích ứng với sự thay đổi này. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này kéo dài, cha mẹ nên ngừng cho bé uống sữa công thức và tìm lời khuyên từ các chuyên gia.

Ngoài những lý do nêu trên, còn có một số yếu tố khác có thể khiến trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa:

  • Loại sữa trẻ đang dùng có thể không phù hợp với sự phát triển hoặc độ tuổi của trẻ. Chẳng hạn, nếu trẻ đang ở giai đoạn sơ sinh nhưng được sử dụng sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi.
  • Việc pha sữa không đúng cách có thể dẫn đến vấn đề vệ sinh, dẫn đến tiêu chảy cho bé.
  • Quá trình chuẩn bị và bảo quản sữa thiếu vệ sinh. Các thiết bị pha sữa như bình sữa không được vệ sinh kỹ lưỡng, nước dùng để pha loãng sữa không được vệ sinh đúng cách. Điều này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn trong sữa, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày của trẻ qua các ống dẫn sữa, phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột và gây tiêu chảy.
  • Cho trẻ uống quá nhiều sữa vượt quá nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải. Điều này dẫn đến việc hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng vào hệ thống tiêu hóa, gây nên các phản ứng như nôn mửa và tiêu chảy.
tai-sao-khi-be-doi-sua-bi-tieu-chay 4
Tại sao bé đổi sữa bị tiêu chảy?

Giải pháp hỗ trợ bệnh tiêu chảy ở trẻ khi đổi sữa

Lựa chọn sữa công thức không chứa lactose cho bé

Đối với trẻ sơ sinh không dung nạp lactose, mẹ nên lưu ý khi lựa chọn sữa cho trẻ. Thay vì sử dụng các sản phẩm sữa thông thường, mẹ nên lựa chọn sữa công thức không chứa lactose. Khi chuyển đổi sữa công thức, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về sữa công thức đã chọn có phù hợp với trẻ không dung nạp lactose hay không.

Sử dụng men vi sinh cho bé

Một giải pháp hiệu quả cao cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do chuyển đổi sữa công thức là bổ sung men vi sinh cho trẻ. Khi hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, bé có thể dễ dàng tiêu hóa các chất dinh dưỡng mới. Nếu bé bị tiêu chảy do không dung nạp lactose thì việc bổ sung men vi sinh cho bé là điều cần thiết.

Để bổ sung men vi sinh cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua, sữa chua uống,... Đối với trẻ nhỏ (dưới 6 tháng tuổi) nên dùng sản phẩm men vi sinh chuyên biệt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề bé đổi sữa bị tiêu chảy. Trong bối cảnh việc chăm sóc sức khỏe của trẻ em đang ngày càng được quan tâm, hiểu rõ về nguyên nhân và cách xử lý khi bé bị tiêu chảy sau khi thay đổi loại sữa là điều vô cùng quan trọng. Khi đối mặt với tình trạng này, việc tìm hiểu kỹ lưỡng về nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, điều trị sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ cho sức khỏe của bé. Hơn nữa, việc tư vấn từ bác sĩ cũng rất quan trọng để đảm bảo bé nhận được sự chăm sóc tốt nhất. Cám ơn bạn đã đọc qua bài viết!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin