Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các bạn có biết chỉ số đường huyết quan trọng như thế nào không? Khi chỉ số này vượt ngoài giới hạn cho phép sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hướng đến tính mạng nữa đấy. Do đó, việc giữ cho đường huyết được ổn định trong giới hạn an toàn là điều cần thiết cho bất cứ cá nhân nào.
Dù bạn là người mắc bệnh tiểu đường hay chưa, thì việc tầm soát lượng đường trong máu đều cần thiết như nhau cả. Vậy chỉ số đường huyết như thế nào là ổn định? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nồng độ glucose trong máu hay còn gọi là chỉ số đường huyết sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơ thể lúc đói hay sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. Tùy vào đối tượng là người khỏe mạnh bình thường hay bệnh nhân tiểu đường mà các chỉ số tiêu chuẩn dành cho hai đối tượng trên là khác nhau.
Người không bị tiểu đường, ngay khi thức dậy chỉ số đường huyết tiêu chuẩn là 4 – 5.4mmol/l. Sau khi ăn ít nhất 90 phút thì người bình thường phải có chỉ số dưới 7.8 mmol/l.
Trường hợp đối với người đang là bệnh nhân tiểu đường thì khi đói chỉ số đường huyết nằm trong khoảng từ 4 – 7mmol/l; còn sau khi ăn ít nhất 90 phút, chỉ số phải dưới 8.5 mmol/l thì được xem là trong “vùng an toàn”. Tuy nhiên tùy thuộc vào nhiều yếu tố của bệnh nhân như độ tuổi, giới tính và mức độ bệnh,… mà mục tiêu về chỉ số đường huyết sẽ có phần thay đổi.
Vậy khi đường huyết không ổn định, nằm ngoài tiêu chuẩn sẽ gây ra những tác động gì cho cơ thể?
Khi chỉ số đường huyết đo được dưới 4mmol/l thì cho thấy cơ thể đã bị hạ đường huyết. Lúc này, nồng độ glucose trong máu đã giảm đi đáng kể, dưới mức an toàn và không đủ để cho cơ thể hoạt động. Đặc biệt đối với não và hồng cầu phụ thuộc hoàn toàn vào đường glucose cung cấp năng lượng và không thể thay thế bằng các loại năng lượng lấy từ nguồn khác. Do đó, chỉ số đường huyết luôn cần nằm trong khoảng tiêu chuẩn để mọi cơ quan trong cơ thể được hoạt động bình thường.
Nếu giảm đến 3mmol/l thì cơ thể bắt đầu cảm thấy đói, tay chân run và có cảm giác hồi hộp. Nếu không có những biện pháp giúp đường huyết ổn định trở lại thì càng nguy hiểm hơn khi để cho nồng độ đường trong cơ thể tiếp tục giảm đi nữa. Giảm đến 2mmol/l thì người bệnh bắt đầu nhìn thấy sự vật mờ đi, cảm giác mệt và yếu dần. Nguy hiểm hơn khi chỉ số đến mức dưới 2mmol/l thì bệnh nhân sẽ đi vào trạng thái hôn mê và có thể kèm theo co giật.
Ai trong chúng ta cũng nên hiểu biết về biến chứng khi hạ đường huyết để có thể có những cách thức phòng ngừa cũng như cách điều trị chuẩn xác nhất. Trường hợp bệnh nhân hạ đường huyết nặng, cách tốt nhất nên đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời không để lại di chứng.
Như chúng ta đã biết insulin là hormone duy nhất trong cơ thể có khả năng làm giảm nồng độ glucose có trong máu. Thế nhưng khi chức năng nội tiết của tuyến tụy hoạt động không hiệu quả, cơ quan này sẽ không tiết đủ insulin để giúp cân bằng lại đường huyết. Khả năng khác là trong cơ thể vẫn có insulin nhưng lại không có tác dụng, trường hợp này được gọi là đề kháng insulin, thì cũng khiến cho cơ thể không kiểm soát được lượng đường trong máu, dẫn tới tình trạng đường huyết tăng cao.
Nếu chỉ số đường huyết trên 10mmol/l thì cho thấy nồng độ glucose trong máu đang vượt ngưỡng an toàn. Tình trạng đường huyết cao có thể gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan khác nhau như thận, thần kinh, tim và não,…
Đặc biệt là tuyết tụy, lúc này tăng cường hoạt động để tiết insulin sẽ dễ dẫn đến quá tải và trở nên hư hại. Ngoài ra việc đường huyết tăng cao cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho mạch máu bị xơ cứng hay còn gọi là xơ vữa động mạch.
Một điều đáng lưu ý là chỉ khi đường huyết tăng rất cao (trên 16.5mmol/l) thì cơ thể mới bắt đầu có những biểu hiện rõ rệt như mệt mỏi, khác nước và đi tiểu nhiều,… Còn khi tăng từ 10mmol/l đến dưới 16.5mmol/l thì hầu chư không có dấu hiệu nhận biết gì, vì không gây mệt mỏi hay đau đớn.
Do đó sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta không thường xuyên kiểm tra đường huyết mà chỉ nhận thấy sự khác biệt của cơ thể khi đường huyết đã rất cao. Điều này dễ dẫn đến hội chứng nhiễm toan ceton và hội chứng áp lực thẩm thấu. Khi mắc phải các hội chứng này, người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức nếu không sẽ dẫn đến hôn mê, co giật và tính mạng bị đe dọa.
Để giữ cho đường huyết được ổn định, chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có được những biện pháp khắc phục kịp thời. Những ai là bệnh nhân tiểu đường thì cần lưu ý sử dụng thuốc điều trị đúng cách, đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn và có một lối sống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết đối với tất cả chúng ta.
Hồ Vũ
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.