Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hạ đường huyết nên làm gì để nhanh chóng ổn định lượng đường trong máu?

Ngày 23/07/2018
Kích thước chữ

Hạ đường huyết nên làm gì để nhanh chóng ổn định lượng đường trong máu là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng mà bất kỳ ai cũng nên nắm rõ để tự bảo vệ cho sức khỏe của bản thân.

Hạ đường huyết nên làm gì để nhanh chóng ổn định lượng đường trong máu là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng mà bất kỳ ai cũng nên nắm rõ để tự bảo vệ cho sức khỏe của bản thân.

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu tuột xuống thấp hơn mức bình thường. Có thể hiểu một cách đơn giản, tụy chính là cơ quan chủ chốt đóng vai trò kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể con người. Tụy đảm nhiệm vai trò sản xuất ra insulin, một loại hormone có chức năng điều tiết lượng đường trong máu bằng cách tăng cường sự chuyển hóa glucose từ máu cho tế bào, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, còn có một loại hormone khác cũng có vai trò điều tiết, làm tăng lượng đường trong máu, đó chính là glucagon. Chính vì thế, khi tụy không sản xuất đủ glucagon, lượng đường trong máu sẽ giảm và gây ra tình trạng hạ đường huyết.

Hạ đường huyết nên làm gì để nhanh chóng ổn định lượng đường trong máu 1Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu tuột xuống thấp hơn mức bình thường.

Ở những bệnh nhân bị đái tháo đường thường cần phải giảm lượng đường trong khẩu phần ăn và dùng thuốc điều trị tiểu đường để không làm đường trong cơ thể tăng cao. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng ức chế glucagon nên vô tình khiến cơ thể bị thiếu hụt lượng đường. Vì vậy, dù bị tiểu đường (nghĩa là đường huyết cao), các bạn vẫn có thể rơi vào tình trạng hạ đường huyết do lượng glucose trong máu bị ức chế quá mức.

Hạ đường huyết nên làm gì để nhanh chóng ổn định lượng đường trong máu?

Khi có các biểu hiện của hạ đường huyết như: mệt mỏi, da nhợt nhạt, run rẩy, lo âu, đổ mồ hôi, đói, cáu gắt, ngứa ran xung quanh miệng, khóc trong lúc ngủ, hay lẫn lộn, có hành vi bất thường hoặc nhìn mờ, động kinh, mất ý thức,… người bệnh cần phải thử máu ngay bằng các máy thử đường huyết, hoặc báo ngay cho các nhân viên y tế để kiểm tra đường huyết trong cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cần ngừng ngay các thuốc uống gây hạ đường huyết hoặc tiêm insulin. Lưu ý mọi vấn đề liên quan đến việc dùng thuốc bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Ở mức độ nhẹ, các bạn nên dùng ngay các loại bánh, hoa quả, sữa... hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà, đồng thời uống thêm 15g đường (tương đương với 3 miếng đường hoặc 3 thìa cà phê đường pha trong 100ml nước) hoặc 100 - 150ml nước hoa quả để nhanh chóng giảm bớt các triệu chứng của tình trạng hạ đường huyết. Nếu thường xuyên rơi vào tình trạng hạ đường huyết, người bệnh cần dự phòng lượng glucoza bột ở nhà để có sử dụng ngay bằng đường uống nếu có dấu hiệu bị hạ đường huyết.

Hạ đường huyết nên làm gì để nhanh chóng ổn định lượng đường trong máu 2Nếu ở mức độ nhẹ, các bạn nên dùng ngay các loại bánh, hoa quả, sữa... hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà.

Đối với trường hợp hạ đường huyết nặng, bệnh nhân cần phải được tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 - 30% (40 - 60ml), có thể tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh. Khi tiêm glucose tĩnh mạch các dấu hiệu hôn mê sẽ mất ngay tức thì. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tiêm glucagon (tiêm bắp hay tĩnh mạch cũng có tác dụng tương tự). Theo đó, tình trạng hạ đường huyết nếu được điều trị sớm, bệnh nhân có thể tự khỏi mà không để lại di chứng gì.

Tuy nhiên, nếu đã áp dụng hết những biện pháp trên mà tình trạng hạ đường huyết của bệnh nhân vẫn không có chuyển biến tích cực, người nhà nên ngay lập tức đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để điều trị. Đồng thời, mỗi bệnh nhân cũng như người nhà cần phải nắm vững được các dấu hiệu hạ đường huyết để tự phát hiện sớm.

Hạ đường huyết nên làm gì để nhanh chóng ổn định lượng đường trong máu 3Nếu không có chuyển biến tích cực, người nhà nên ngay lập tức đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để điều trị.

Hạ đường huyết nên làm gì để nhanh chóng ổn định lượng đường trong máu các bạn đã nắm rõ rồi phải không? Tốt nhất bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết đái tháo đường để kiểm tra đường huyết và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị bệnh, tuyệt đối không nên tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Linh Lê

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin