Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tân sinh là gì? Là tình trạng bất trong biểu mô cổ tử cung có khả năng chuyển biến thành ung thư tại chỗ, và sau đó tiến triển thành ung thư xâm lấn cổ tử cung, tạo nên một bệnh nguy hiểm thường gặp, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, nơi mà quá trình điều trị thường gặp khó khăn và tốn kém.
Việc hiểu biết rõ về tân sinh là gì - một tình trạng tiền ung thư, thêm vào đó cần biết cách thực hiện tầm soát, sàng lọc và xét nghiệm cần thiết để phát hiện ra sớm các dấu hiệu bất thường giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung
Hiện nay, hiểu biết về các bệnh lý về đường sinh dục thường không rộng rãi, một phần do tính tế nhị của nhóm bệnh này, vậy hãy cùng giải đáp tân sinh là gì? Đây là một tình trạng tiền ung thư xuất phát từ nhiễm papillomavirus ở người (HPV) ở biểu mô cổ tử cung.
Trong tân sinh biểu mô cổ tử cung hay còn gọi là CIN, tế bào vảy của cổ tử cung trở nên bất thường do bị nhiễm và thay đổi do tác động của virus. Các tế bào vảy biến đổi này thường xuất hiện ở khu vực của cổ tử cung được gọi là vùng chuyển đổi. Thuật ngữ "tiền ung thư" được sử dụng để mô tả CIN do khả năng của nó biến đổi thành ung thư cổ tử cung được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy theo thời gian.
Để phân loại tân sinh trong biểu mô cổ tử cung, dựa vào mức độ lan rộng và mức độ tổn thương. Có 3 loại chính được phân ra là CIN 1, CIN 2, CIN 3:
CIN 1 cổ tử cung là gì?
Mức độ phát triển: Mức độ tổn thương chiếm khoảng 1/3 phần bên dưới của lớp biểu mô ở cổ tử cung.
Đặc điểm: Tân sinh ở mức độ này thường hạn chế và không chiếm toàn bộ biểu mô.
CIN 2 cổ tử cung là gì?
Mức độ phát triển: Các tế bào biểu mô bất thường chiếm 2/3 dưới của lớp biểu mô cổ tử cung.
Đặc điểm: Tân sinh đã lan rộng hơn so với CIN1, chiếm một phần lớn hơn của biểu mô cổ tử cung.
CIN 3 cổ tử cung là gì?
Mức độ phát triển: Lúc này, tình trạng đã trở nên nghiêm trọng và các biểu mô tổn thương đã xâm chiếm hầu hết toàn bộ lớp biểu mô ở cổ tử cung.
Đặc điểm: Tân sinh đã phát triển mạnh mẽ và có nguy cơ cao chuyển đổi thành ung thư cổ tử cung.
Ngoài cách phân chia dựa theo mức độ tổn thương, trong một số trường hợp tân sinh biểu mô cổ tử cung được phân chia dựa vào kết quả xét nghiệm tế bào học, điều này hỗ trợ cho các bác sĩ dễ hơn đưa ra phương án xử lý:
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiền ung thư cổ tử cung là do nhiễm ít nhất một trong các loại virus HPV nguy cơ cao ở đường sinh dục. Các yếu tố thuận lợi có thể tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ, khả năng cao nhất là ở độ tuổi 20 - 40. Diễn tiến từ tân sinh trong biểu mô đến ung thư xâm lấn thường mất khoảng 10 - 15 năm. Bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, và việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào các phương tiện cận lâm sàng.
Những phương tiện trên cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá mức độ nặng của tân sinh trong biểu mô cổ tử cung và hướng dẫn quyết định về điều trị và theo dõi bệnh. Việc thực hiện các phương tiện chẩn đoán này đều quan trọng trong việc phát hiện và quản lý tình trạng này từ giai đoạn sớm.
Tân sinh nhẹ có khả năng tự biến mất tự nhiên ở khoảng 60% trường hợp trong vài tháng, nhưng khoảng 11% có thể phát triển thành ung thư. Do đó, cần theo dõi và kiểm tra lại sau khoảng 4 - 6 tháng bằng phết tế bào cổ tử cung. Nếu vẫn còn tân sinh biểu mô, các phương pháp xử trí như đốt điện, đốt lạnh hoặc đốt bằng tia laser có thể được áp dụng. Đối với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, khi phát hiện nghịch sản nhẹ, có thể sử dụng estrogen bôi tại chỗ trong vòng 2 tháng trước khi kiểm tra lại bằng phết tế bào cổ tử cung.
Trong trường hợp tân sinh trung bình, chỉ có khoảng 40% tự khỏi, và khoảng 22% có thể tiến triển thành ung thư. Do đó, CIN 2 yêu cầu điều trị bằng các phương pháp tương tự như tân sinh nhẹ. Khi tổn thương ăn sâu vào lỗ trong, có thể cần phải thực hiện khoét chóp cổ tử cung. Khoét chóp là phương pháp chính trong chẩn đoán và điều trị những tổn thương giai đoạn sớm, giúp lấy đi toàn bộ vùng chuyển tiếp lát-trụ ở quanh cổ tử cung. Độ sâu của khoét chóp phụ thuộc vào vị trí của vùng chuyển tiếp và số lượng tế bào vảy.
Trong trường hợp tân sinh nặng, khoét chóp vẫn là phương pháp chọn lựa, nhưng nếu tổn thương lan rộng vào lỗ trong cổ tử cung mà khoét chóp không đảm bảo, hoặc khi bệnh nhân lớn tuổi và có các tình trạng bệnh lý khác, cắt tử cung toàn phần có thể là lựa chọn tốt hơn.
Sau điều trị, vẫn cần phải theo dõi sát sao một thời gian sau đó. Trong năm đầu, mỗi 3 tháng phải phết tế bào cổ tử cung một lần và soi cổ tử cung mỗi 6 tháng. Nếu kết quả bình thường, làm lại phết tế bào cổ tử cung sau 9 tháng. Nếu mọi xét nghiệm đều bình thường, theo dõi chỉ cần thực hiện phết tế bào mỗi năm một lần.
Qua bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi tân sinh là gì. Ngoài ra còn cung cấp thêm các thông tin khác về bệnh lý này như nguyên nhân, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị. Quan trọng nhất là cần phải thực hiện sàng lọc sớm, làm các xét nghiệm tầm soát bệnh lý tử cung mỗi năm nhất là đối với phụ nữ trên 20 tuổi. Điều này giúp phát hiện sớm các bất thường và điều trị từ sớm tránh nguy cơ dẫn đến giai đoạn ung thư cổ tử cung.
Xem thêm: