Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tăng áp phổi là một bệnh lý khá phổ biến trong vòng 20 năm trở lại đây. Tình trạng tăng áp phổi xảy ra khi áp lực trong phổi tăng lên quá cao, đây là một bệnh lý khá nghiêm trọng và nguy hiểm.
Tăng áp phổi là một loại tăng huyết áp có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Vì vậy nhiều người lo ngại rằng tăng áp phổi sống được bao lâu và bản thân cần làm gì để kéo dài tuổi thọ nếu bị tăng áp phổi. Cũng giống như các bệnh lý khác, nếu được chẩn đoán tăng áp phổi kịp thời thì tỷ lệ sống của người bệnh sẽ được tăng lên.
Tăng áp phổi là bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến khả năng lưu thông máu trong động mạch. Bệnh lý xảy ra khi áp lực trong phổi tăng cao khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn để máu đi qua phổi và lấy được oxy cung cấp cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến giảm lượng máu đến phổi và giảm lượng oxy trong máu. Việc tim hoạt động quá mức sẽ gây ra tình trạng suy tim phải và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
Bệnh lý này nguy hiểm vì tăng áp phổi có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và chủng tộc. Nguy cơ mắc bệnh ở độ tuổi thanh niên và nữ giới. Đa số trường hợp tăng áp phổi nguyên phát đều không thể chữa khỏi nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị tích cực, triệu chứng sẽ được kiểm soát và tăng tỷ lệ sống cho người bệnh.
Khi cơ thể của bạn có những triệu chứng sau, bạn cần cân nhắc đến việc đi khám sàng lọc tăng áp phổi:
Ngoài những dấu hiệu trên, những đối tượng sau cũng nên đi khám sàng lọc tăng áp phổi:
Do triệu chứng không điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên tăng áp phổi thường không được phát hiện sớm làm giảm tỷ lệ sống sót ở người bệnh. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau 5 năm điều trị là khoảng 50%. Tuy nhiên với sự tiến bộ của y học hiện đại, tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân thấp hơn từ 20 đến 30% trong thời điểm từ 3 đến 5 năm.
Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân có thể tăng lên nếu bệnh nhân có các chỉ số sau:
Ngoài ra, các bệnh nhân có các bệnh kèm như bị xơ cứng bì hệ thống, bệnh hồng cầu hình liềm hay nhiễm HIV sẽ có tiên lượng xấu hơn và tỉ lệ tử vong tăng khoảng 40% trong vòng 4 năm.
Tăng áp phổi không thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên căn bệnh này có thể được kiểm soát bằng thuốc và thói quen sống lành mạnh. Theo các chuyên gia, các biện pháp hiện nay chỉ giúp trì hoãn sự phát triển của tăng áp phổi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ lựa chọn những biện pháp điều trị hợp lý.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc nhằm cải thiện lưu lượng máu đến phổi bằng cách giãn các động mạch phổi, giúp giảm áp lực cho tim. Ngoài sử dụng thuốc, tập thể dục và xây dựng lối sống lành mạnh cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh lý lâu dài. Trong trường hợp bệnh nhân tăng áp phổi nghiêm trọng, cấy ghép tim hoặc phổi sẽ là lựa chọn ưu tiên và cần thiết để duy trì sự sống. Tuy nhiên đây là phương pháp khá rủi ro và phức tạp, khả năng nhận được tạng ghép cũng khá thấp.
Ngoài sử dụng thuốc và các biện pháp y tế khác, người bệnh cần chủ động thay đổi lối sống nhằm điều trị tích cực sức khỏe tim mạch và từ bỏ các thói quen có hại cho tim mạch.
Hiện nay, người bị tăng áp phổi sống được bao lâu vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. Dù tiên lượng thấp và chưa có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn, nhưng với sự tiến bộ của y học hiện đại, người bệnh cần lạc quan và tích cực điều trị để đạt được hiệu quả điều trị.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.