Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tatanol và panadol khác nhau như thế nào? Chỉ định của tatanol và panadol là gì?

Ngày 10/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tatanol và panadol là 2 loại thuốc đều được xếp vào nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt có chứa hoạt chất chính là paracetamol. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc lại có dạng bào chế và các hoạt chất khác nên vẫn có sự khác biệt. Vậy tatanol và panadol khác nhau như thế nào?

Mặc dù có được xếp vào chung nhóm vào một nhóm thuốc về thành phần thì mỗi sản phẩm thuốc cũng có sự khác nhau về tác dụng và chỉ định sử dụng. Hai loại thuốc tatanol và panadol cũng thế. Vậy tatanol và panadol khác nhau như thế nào sẽ được Nhà thuốc Long Châu phân tích trong bài viết dưới đây.

Chỉ định của thuốc tatanol và panadol là gì? Tatanol và panadol khác nhau như thế nào? 1 Tatanol và panadol đều có tác dụng hạ sốt, giảm đau

1. Thông tin chung về thuốc Tatanol

Tatanol là thuốc thuộc nhóm giảm đau, chống viêm không chứa steroid với hoạt chất chính là paracetamol. Thuốc được chỉ định dùng để giảm đau và hạ sốt trong các trường hợp như:

  • Giảm các cơn đau do cảm cúm như đau nhức đầu, đau họng.
  • Đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng.
  • Đau nhức cơ - xương.
  • Đau bụng do hành kinh.
  • Đau lưng.
  • Đau răng.
  • Đau do viêm khớp (thuốc chỉ có tác dụng giảm đau trong viêm khớp nhẹ và không có tác dụng đối với trường hợp viêm và sưng sâu trong khớp).
  • Có thể phối hợp trong các phương pháp điều trị nguyên nhân gây đau hoặc gây sốt.

Thuốc tatanol có chống chỉ định với các đối tượng sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với thành phần thuốc acetaminophen.
  • Người bệnh bị suy giảm chức năng gan và thận giai đoạn nặng.
  • Người bệnh bị bệnh viêm gan siêu vi.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tatanol: Nếu dùng thuốc tatanol theo đúng liều lượng điều trị thường sẽ không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề hiếm mà bệnh nhân có thể gặp sau khi sử dụng loại thuốc này đã được ghi nhận như:

  • Gây tổn thương trên gan (nhẹ).
  • Phản ứng dị ứng trên da như nổi ban đỏ, mề đay, vàng da.
  • Gây mẫn cảm và làm tăng phản ứng dị ứng trên cơ thể người bệnh như dị ứng với thực phẩm, viêm mũi dị ứng…
  • Buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, thiếu máu.
  • Gây tổn thương trên thận, nếu sử dụng dài ngày có thể gây độc tính trên thận.

Tương tác của thuốc tatanol: Tương tác thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, làm thay đổi hoạt động của các loại thuốc khác hoặc làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ. Thuốc tatanol có thể gây tương tác với một số loại thuốc khác như:

  • Thuốc chống đông máu.
  • Thuốc chống co giật như barbiturat, phenytoin hoặc carbamazepin.
  • Phenothiazin.
  • Probenecid.
  • Thuốc chống lao và isoniazid.
  • Cholestyramin.
  • Metoclopramid.

Chỉ định của thuốc tatanol và panadol là gì? Tatanol và panadol khác nhau như thế nào? 2 Tatanol 500mg có thành phần chính là paracetamol

2. Thông tin chung về thuốc panadol

Panadol cũng là thuốc thuộc vào nhóm thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt với thành phần chính là paracetamol. Ngoài ra, trong thuốc panadol còn chứa các hoạt chất khác như caffeine và phenylephrine. Panadol được chỉ định để hạ sốt và giảm đau từ nhẹ đến vừa trong các trường hợp như sau:

  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu.
  • Đau nhức cơ.
  • Đau do viêm xương khớp.
  • Đau bụng kinh.
  • Đau họng.
  • Đau và sốt do tiêm vắc-xin.
  • Đau nhức răng, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các phẫu thuật nha khoa.

Panadol có chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Các trường hợp mẫn cảm với thành phần paracetamol.
  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với caffeine hoặc các thành phần khác có trong thuốc.
  • Đối tượng có tiền sử nghiện rượu bia.

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc panadol:

  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Táo bón.
  • Bồn chồn, lo lắng.
  • Hồi hộp.
  • Mất ngủ.
  • Giảm tiểu cầu (hiếm gặp).
  • Suy gan, suy thận (ít gặp).

Tương tác của thuốc panadol: Panadol có tương tác với các loại thuốc khác như làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu, bao gồm warfarin và coumarin, dẫn đến làm tăng nguy cơ chảy máu. Tuy nhiên, nếu không sử dụng thuốc panadol thường xuyên thì với liều điều trị thông thường sẽ không ảnh hưởng đáng kể.

Chỉ định của thuốc tatanol và panadol là gì? Tatanol và panadol khác nhau như thế nào? 3 Ngoài tác dụng giảm đau, hạ sốt, Panadol còn giúp người bệnh tỉnh táo và tập trung khi mệt mỏi

Có thể bạn chưa biết:

3. Tatanol và panadol khác nhau như thế nào?

Tatanol và panadol đều là thuốc thuộc vào nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt, tuy nhiên, 2 loại thuốc này vẫn điểm khác nhau. Vậy tatanol và panadol khác nhau như thế nào?

3.1. Dạng bào chế và thành phần thuốc

Thuốc tatanol có 3 dạng bào chế là

  • Dạng viên nén uống.
  • Dạng tiêm tĩnh mạch.
  • Dạng đặt trực tràng.

Các dạng thuốc của tatanol đều có thành phần chính là paracetamol và được chỉ định để hạ sốt, giảm đau.

Thuốc panadol có 4 dạng bào chế thuốc, bao gồm:

  • Dạng viên nén 500mg còn được gọi là panadol xanh.
  • Dạng viên nén extra và thường được gọi là panadol đỏ.
  • Dạng viên nén sủi bọt 500mg hay còn gọi là panadol sủi.
  • Dạng viên đạn đặt hậu môn.

Các sản phẩm trên đều được chỉ định dùng hạ sốt, giảm đau. Tuy nhiên, panadol còn có một dạng thuốc khác là panadol cảm cúm được chỉ định riêng trong giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm như đau, sốt và xung huyết mũi. Bởi ngoài thành chính là paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt, thuốc còn chứa thêm 2 hoạt chất khác là caffeine có tác dụng giúp phục hồi sự tỉnh táo, tập chung khi mệt mỏi và phenylephrine có tác dụng làm co mạch, giảm tình trạng ngạt mũi.

>> Tham khảo thêm các liều lượng và dạng bào chế khác của Tatanol ngay sau đây:

3.2. Tatanol và panadol khác nhau như thế nào về mặt sử dụng

Thuốc tatanol và các dạng thuốc panadol có thành phần chủ yếu là paracetamol đều có những lưu ý chung về liều lượng, cách dùng và đường dùng tùy theo từng dạng thuốc là như nhau.

Tuy nhiên đối với người dùng thuốc panadol cảm cúm cần tránh sử dụng chung với các sản phẩm có chứa quá nhiều caffeine như trà, cà phê và một số đồ uống khác trong thời gian dùng thuốc này. Bởi theo khuyến cáo của các chuyên gia về liều dùng được khuyến nghị của paracetamol - caffeine kết hợp với chế độ ăn uống chứa nhiều caffeine có thể gây ra các tác dụng phụ do dùng quá liều caffeine như đau đầu, lo lắng, hồi hộp, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, cáu kỉnh…

Với đối tượng là phụ nữ mang thai, không được khuyến nghị sử dụng caffeine trong thai kỳ vì có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai cách tự nhiên có liên quan đến vấn đề hàm lượng caffeine tích lũy trong cơ thể cao và cũng không nên sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đối với phụ nữ đang trong thời gian cho con bú, hàm lượng caffeine có trong thuốc có thể được bài tiết vào sữa mẹ, gây ra tác dụng kích thích cho trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng, nhất là khi mẹ sử dụng lượng lớn caffeine. Vì thế, khi đang cho con bú, bà mẹ nên hạn chế sử dụng caffeine và các loại thuốc có chứa thành phần này trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

Chỉ định của thuốc tatanol và panadol là gì? Tatanol và panadol khác nhau như thế nào? 4 Tatanol và panadol khác nhau như thế nào là vấn đề nhiều người thắc mắc

Tóm lại, thuốc tatanol và panadol đều là các loại thuốc có chứa thành phần paracetamol, có tác dụng nhằm giảm đau và hạ sốt trong các trường hợp nhẹ và vừa. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thành phần thuốc và dạng bào chế thuốc mà tác dụng cũng như cách dùng của mỗi loại là khác nhau. Nhà thuốc Long Châu hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã giải đáp được vấn đề tatanol và panadol khác nhau như thế nào? Đồng thời cũng có thêm những thông tin hữu ích về 2 loại thuốc này.

Ánh Vũ 

Nguồn tham khảo: Vinmec, Medlatec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm