Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi? Cần lưu ý những gì?

Ngày 28/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tay chân miệng là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và thường gặp vào mùa hè, bệnh có thể gây ra nhiều phiền toái cho trẻ và gia đình. Tay chân miệng độ 1 thường xuất hiện những triệu chứng nhẹ, và thời gian hồi phục thường khá nhanh chóng. Tuy nhiên, tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi? Có tự chữa được không?

Tay chân miệng độ 1 là giai đoạn đầu tiên khi bé mắc bệnh. Phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy con mình đang mắc bệnh trong giai đoạn này. Căn bệnh này khiến bé cảm thấy khó chịu và không thoải mái trong cuộc sống. Tâm lý chung của cha mẹ đều rất lo lắng khi còn bị bệnh này. Vậy tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi?

Sơ lược về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các chủng virus đường ruột và có thể lây truyền từ người sang người. Bệnh này có tốc độ lan truyền nhanh chóng và có thể gây ra các đợt dịch lớn, đặc biệt là trong các môi trường tập thể như trường học và nhà trẻ. 

Ở Việt Nam, hai tác nhân gây tay chân miệng phổ biến nhất là virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Tay chân miệng có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, nhưng tỷ lệ cao nhất thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là những đứa trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh lây truyền từ người sang người, do đó mỗi năm chúng ta thường chứng kiến ​​các đợt dịch tay chân miệng xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau. 

Tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi? Cần lưu ý những gì? 2
Trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ mắc tay chân miệng

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm việc trẻ tham gia các hoạt động tập thể như trường học hoặc nhà trẻ, tiếp xúc với những nơi đông người như siêu thị, công viên và các khu vui chơi công cộng. Bệnh tay chân miệng được chia thành 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng:

  • Tay chân miệng độ 1: Biểu hiện ở trẻ gồm loét miệng hoặc tổn thương trên da.
  • Tay chân miệng độ 2a: Bên cạnh loét miệng và tổn thương da, trẻ còn xuất hiện một số triệu chứng bao gồm giật mình dưới 2 lần trong 30 phút và không được ghi nhận bởi bác sĩ trong lúc khám, sốt cao trên 39 độ C kéo dài trên 2 ngày, nôn mửa nhiều lần, thay đổi tri giác hoặc quấy khóc vô cớ.
  • Tay chân miệng từ độ 2b đến độ 3, độ 4: Đây là các cấp độ nghiêm trọng hơn, thường đi kèm với các biến chứng thần kinh, tim mạch và hô hấp.

Tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi?

Nhiều cha mẹ thường lo lắng không biết tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi? Phần lớn các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng ở cấp độ 1 thường sẽ tự khỏi trong khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày thông qua việc chăm sóc và điều trị tại nhà. Trong thời gian này, quá trình tự điều trị có thể bao gồm:

  • Chăm sóc cá nhân: Hãy đảm bảo rằng trẻ được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên rửa tay để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Đồng thời không quên cho trẻ uống đủ lượng nước và thức ăn cần thiết để duy trì tình trạng dinh dưỡng và sức đề kháng.
  • Hạ sốt nếu cần: Nếu trẻ có sốt, bạn nên sử dụng thuốc hạ sốt dựa trên hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà thuốc để giảm triệu chứng không thoải mái.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi: Để giúp cơ thể của trẻ đối phó với bệnh, hãy đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ và không phải tham gia vào các hoạt động quá mệt mỏi.
Tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi? Cần lưu ý những gì? 3
Tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi?

Những lưu ý khi trẻ bị tay chân miệng độ 1

Tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi? Mặc dù tình trạng này thường tự khỏi nhưng việc đưa trẻ đến bệnh viện vẫn là một biện pháp an toàn và cần thiết. Bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị cụ thể dựa trên tình trạng của trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu có bất kỳ dấu hiệu biến chứng hoặc triệu chứng nặng hơn xuất hiện.Nếu trẻ bị các biểu hiện sau đây, việc đưa trẻ đến cơ sở y tế là cần thiết:

  • Sốt cao: Nếu trẻ có sốt cao, vượt quá 39 độ C, nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị.
  • Thay đổi nhịp thở: Nếu bạn thấy trẻ thở nhanh, khó thở, hoặc có các vấn đề về hô hấp.
  • Triệu chứng suy tuần hoàn: Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như da nổi vân tím, làm mờ, tay chân lạnh, ra mồ hôi nhiều, đây có thể là dấu hiệu suy giảm tuần hoàn. 
  • Co giật hoặc hôn mê: Nếu trẻ lên cơn co giật đột ngột hoặc rơi vào trạng thái hôn mê, đó là tình trạng nguy hiểm. 
  • Giật mình hoặc lừ đừ: Nếu trẻ bất ngờ xuất hiện tình trạng giật mình trong khi ngủ, trở nên lừ đừ, hoặc có dấu hiệu không bình thường trong hành vi giấc ngủ.
  • Nôn ói nhiều: Nếu trẻ nôn ói nhiều hoặc mửa một cách liên tục, đặc biệt nếu dịch nôn có màu lạ và có mùi khó chịu. 
Tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi? Cần lưu ý những gì? 4
Nên đưa trẻ đến bác sĩ khi thấy trẻ có các triệu chứng bất thường

Tay chân miệng độ 1 có lây không?

Tay chân miệng độ 1 cũng có khả năng lây truyền từ người này sang người khác, tuy nhiên, tỷ lệ lây truyền thấp hơn so với các cấp độ nặng hơn của bệnh. Bệnh này thường lây qua khi tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người nhiễm bệnh, chẳng hạn như dịch từ miệng hoặc mũi, nước bọt, nước nôn, nước tiểu, hoặc phân. 

Để ngăn ngừa lây truyền, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân tốt, bao gồm rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, tránh tiếp xúc với dịch cơ thể của người bị bệnh, và giữ cho các vật dụng cá nhân và môi trường xung quanh sạch sẽ. Ngoài ra, nếu có trẻ trong gia đình hoặc môi trường gần tiếp xúc với người nhiễm bệnh, nên tăng cường vệ sinh và giám sát sức khỏe của trẻ để phát hiện và xử lý sớm nếu có triệu chứng của tay chân miệng xuất hiện.

Tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi? Cần lưu ý những gì? 5
Tay chân miệng cấp độ 1 vẫn có khả năng lây nhiễm

Thông qua bài viết trên, hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi. Tay chân miệng độ 1 có thể được chữa khỏi nhanh chóng nếu bạn chăm sóc bé đúng cách. Luôn giữ vệ sinh cho bé và những nơi bé hay sinh hoạt để giúp bé có thể tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm. Và đừng quên đón đọc những bài viết với nhiều chủ đề sức khỏe khác nhau trên website của Long Châu nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm