Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đã bao giờ nghe qua cụm từ “Tế bào iPS” hay còn được gọi là “Tế bào gốc đa năng cảm ứng” hay chưa? Nếu như chưa, bạn có tò mò tế bào ips là gì hay không? Tế bào gốc đa năng cảm ứng mang lại lợi ích gì?
Nhìn chung, tế bào gốc đa năng cảm ứng hứa hẹn có thể giúp điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý nghiêm trọng, mở ra triển vọng mới trong lĩnh vực phát triển dược nhờ khả năng tự tái tạo và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau vô cùng đặc biệt. Để biết thêm về iPS cũng như tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi “Tế bào iPS là gì?”, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Tế bào iPS là gì? Tế bào iPS chính là tế bào gốc đa năng cảm ứng hay vạn năng cảm ứng - Induced pluripotent stem cells – iPSC, là các tế bào gốc được tạo ra từ da hoặc tế bào máu đã được lập trình trở lại trạng thái vạn năng, gần giống như với tế bào phôi thai. Điều này sẽ giúp cho các tế bào này phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào cần thiết cho mục đích nghiên cứu, điều trị bệnh.
Ví dụ đơn giản, iPS được sử dụng để nuôi organoid - mô hình khối tế bào 3D có khả năng mô phỏng được chức năng và sinh lý tốt hơn nhiều lần lớp tế bào nuôi trên mặt phẳng, đồng thời có thể cá nhân hóa khi lấy nguồn tế bào soma từ một bệnh nhân. Từ đó có thể tái lập trình, tạo organoid và thử thuốc giúp điều trị cho bệnh nhân đó. iPS cũng được thúc đẩy để trở thành tế bào beta nhằm mục đích tạo ra máu mới, điều trị bệnh lý tiểu đường hay tạo ra các tế bào thần kinh giúp điều trị bệnh rối loạn thần kinh.
Tế bào gốc đa năng cảm ứng - iPS sẽ mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng như:
Như đã đề cập qua ở phần trên, iPS có thể dùng để nuôi organoid. Organoid là mô hình nghiên cứu bệnh có tính mô phỏng cao hơn một lớp tế bào đơn trên bề mặt nuôi cấy và có thể áp dụng cho nhiều bệnh không có dòng tế bào ổn định, đồng thời có thể thay thế cho động vật trong việc nghiên cứu một số bệnh.
Một trong những ví dụ điển hình của mô hình iPS đó chính là các bệnh lý liên quan đến rối loạn di truyền. Có rất nhiều bệnh di truyền hiếm gặp và nhiều phân nhóm, do đó, việc tiếp cận nghiên cứu còn rất nhiều hạn chế, cản trở các nghiên cứu về bệnh lý học của bệnh một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhờ công nghệ chỉnh sửa gen như CRISPR/Cas9, iPS tự tái tạo có thể có đột biến di truyền. Trong nhiều những thập kỷ qua, iPS đã mô hình hóa các rối loạn di truyền hiếm gặp như hội chứng Shwachman-Bodian-Diamond, bệnh Parkinson, bệnh Huntington hay loạn dưỡng cơ Duchenne,...
Tại Sở Truyền máu Quốc gia Scotland vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã thành công tạo ra tế bào iPS, biệt hóa thành tế bào gốc tạo máu, rồi từ đó biệt hóa tiếp thành các tế bào hồng cầu theo tiêu chuẩn. Có tới 95% tế bào gốc máu đã trở thành tế bào hồng cầu, dù tỷ lệ hồng cầu chín mất nhân còn thấp, chỉ khoảng 10% thế nhưng đây vẫn được coi là bước tiến bộ đáng kể trong việc sản xuất máu.
IPS còn được ứng dụng rộng rãi trong việc:
Như vậy, trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi “Tế bào iPS là gì?” và một số thông tin quan trọng có liên quan. Hy vọng rằng trong tương lai, tế bào iPS sẽ được ứng dụng nhiều hơn nữa trong việc điều trị các bệnh lý phức tạp. Nhờ đó cải thiện chất lượng sống của con người một cách tốt hơn.