Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Teo não là hội chứng nguy hiểm, có thể xảy ra khi trẻ còn đang trong bụng mẹ hoặc sau sinh do yếu tố bên ngoài tác động. Vậy teo não ở trẻ em là gì? Trẻ bị teo não sống được bao lâu? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Teo não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đối với bệnh teo não ở trẻ em, nguyên nhân chính là do dị tật từ khi còn trong bụng mẹ. Teo não có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc não hoặc chỉ ảnh hưởng ở khu vực thần kinh bị mất tế bào.
Teo não là hội chứng mô não bị co rút lại bởi những tế bào não bị mất đi hoặc các mối liên kết tâm thần đã bị phá hủy. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ đã bị dị tật ngay từ lúc còn trong bụng mẹ, ảnh hưởng đến hầu hết cấu trúc não hoặc tác động ở một số khu vực thần kinh bị mất tế bào não. Bên cạnh đó, trẻ bị teo não có thể là do virus Zika được truyền từ cơ thể mẹ trong giai đoạn mang thai bởi muỗi Aedes. Ngoài ra, một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị teo não đó là:
Triệu chứng của bệnh teo não ở trẻ sơ sinh nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào khu vực não bị teo. Đối với teo não toàn bộ, toàn bộ hoạt động sống của trẻ đều bị chi phối. Trẻ lúc này cần phải được chăm sóc suốt đời vì không thể tự chủ được cuộc sống.
Một số triệu chứng điển hình của bệnh teo não:
Teo não ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của hệ tâm thần ở trẻ như khả năng tư duy, khả năng nhận thức,... Những bé bị bệnh teo não sẽ gặp khó khăn, trở ngại trong việc giao tiếp, học hỏi, hoạt động, phản ứng chậm,... Nhiều trẻ mắc bệnh teo não còn có hiện tượng co giật và không thể kiểm soát hành vi của mình.
Ngoài ra, một số di chứng nguy hiểm mà bệnh teo não có thể để lại cho trẻ như:
Đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh teo não bẩm sinh sẽ thường mắc thêm các dị tật khác như khuyết tật thính giác, thị giác,... ảnh hưởng đến khả năng nghe nhìn, giao tiếp, hòa nhập cộng đồng của trẻ. Những trường hợp bệnh nặng, trẻ có thể bị tử vong do các chức năng của não bộ ngừng hoạt động.
Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh teo não chỉ có thể sống được khoảng 5 đến 10 năm kể từ khi bệnh chuyển biến nặng. Một điều đáng buồn là rất hiếm bệnh nhân có thể sống được tới 14 năm. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc, điều trị đúng lộ trình khiến quá trình tiến triển của bệnh chậm lại thì chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng kéo dài thời kì sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh teo não nói chung và trẻ bị teo não nói riêng.
Tuy nhiên, lúc bệnh teo não trở nặng, cả người bệnh và người nhà đều trải qua khoảng thời kì vô cùng khó khăn về mặt thể chất và tinh thần. Bản thân người bệnh đã mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân mình nên cần sự thấu hiểu, đồng cảm, chăm sóc từ người thân.
Người chăm bệnh bắt buộc phải lưu ý tới việc vệ sinh và dinh dưỡng cho bệnh nhân. Nếu người bệnh bị liệt hoàn toàn, người chăm bệnh cần đặc biệt giữ vệ sinh và khô thoáng ở các điểm tỳ trên cơ thể bệnh nhân để chúng không bị lở loét.
Hàng ngày, người bệnh nên được thay đổi tư thế nằm để cải thiện lưu thông máu. Ngoài ra họ cũng cần được hút và lau sạch đờm để thông thoáng hệ hô hấp. Nếu người bệnh được đặt ống thông tiểu vì không kiểm soát được chuyện vệ sinh thì ống thông tiểu cũng cần phải được vệ sinh thường xuyên để bảo đảm vô trùng. Việc này là cần thiết vì nó giúp người bệnh giảm thiểu được nguy cơ mắc thêm các bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bệnh nhân cũng nên được ngủ đủ giấc, thường xuyên ra ngoài hít gió trời, ngắm nhìn cảnh vật tự nhiên để cải thiện tâm trạng.
Bữa ăn thông thường của bệnh nhân teo não nên được bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B nhằm hỗ trợ não bệnh nhân duy trì hoạt động sống.
Về mặt trí não, người chăm bệnh hãy thường xuyên trò chuyện hoặc cho bệnh nhân xem lại tranh, ảnh gợi nhớ kỷ niệm, khoảng thời gian vui vẻ trong gia đình, bên những người thân yêu.
Trên đây là một số thông tin về bệnh teo não ở trẻ sơ sinh. Hi vọng qua những thông tin hữu ích trên, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “trẻ bị teo não sống được bao lâu?”. Dù teo não là căn bệnh nguy hiểm nhưng y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt để, do đó việc của chúng ta đó là đề phòng các nguyên nhân gây nên teo não hoặc áp dụng các phương pháp khiến quá trình teo não diễn ra chậm hơn.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.