Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có những thời điểm, người nghiện ma túy bị coi là loại người bỏ đi và được cho rằng cần cách ly khỏi đời sống xã hội… Sự nhìn nhận của xã hội về người nghiện ma túy cũng có sự thay đổi, họ được cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng. Vậy, người nghiện ma túy có cai được không là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc.
Ma túy và người nghiện ma túy vẫn luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội, nó là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy cho bản thân người nghiện, gia đình và xã hội. Những hình thức sử dụng ma túy ngày càng nhiều và có nhiều hình thức mới, người nghiện cũng ngày một tăng và trẻ hóa. Phương pháp cai nghiện thế nào và người nghiện ma túy có cai được không là câu hỏi rất thiết thực cần được giải đáp. Việc có kiến thức về những vấn đề liên quan đến ma túy sẽ giúp ích được cho chính chúng ta và kể cả những người bên cạnh.
Tại sao nhiều người lại dễ đi vào con đường nghiện ma túy? Nếu nói đến nguyên nhân thì có rất nhiều, có thể do tò mò, buồn chán, bị lừa, bạn bè rủ rê dụ dỗ…
Khi mới sử dụng ma túy, người nghiện chỉ cảm thấy rất êm dịu, nhẹ nhàng và dường như lo lắng buồn phiền biết mất thậm chí thấy phấn khích vui vẻ. Thậm chí năng suất việc làm cao hơn và giao tiếp hoạt bát hơn vui vẻ hơn… Chính vì những yếu tố này người dùng khó quên và khiến họ muốn được tận hưởng thêm và nghiện lúc nào không hay.
Khi mới hút chích ma túy, người nghiện vẫn cảm thấy bình thường, thậm chí còn có thể kiểm soát được ma túy. Điều này không tồn tại được bao lâu, bởi vì nhu cầu ma túy sẽ dần tăng lên. Lần này sử dụng ma túy thì lần tiếp theo bạn vẫn sẽ có nhu cầu về nó và dần ma túy sẽ xâm chiếm và kiểm soát các hoạt động thần kinh. Cơ thể đòi hỏi phải cung cấp ma túy hằng ngày dẫn đến nghiện ma túy.
Yếu tố tâm lý cũng là một vấn đề đáng ngại bởi vì người nghiện sẽ giấu không muốn cho ai biết, kể cả người thân. Chính vì vậy nên tình trạng nghiện ma túy sẽ ngày càng nặng và khó giải quyết.
Vậy người nghiện ma túy có cai được không? Nếu đã nghiện thì sẽ rất khó bỏ bởi vì khi cai sẽ bị hội chứng cai làm cho người nghiện đôi khi không thể chịu được. Vì vậy họ lại tìm đến ma túy và tiếp tục sử dụng. Nếu sử dụng lâu ma túy sẽ kiểm bị lệ thuộc, hệ thần kinh bị kiểm soát và trở thành “ngáo đá”. Người nghiện ma túy sẽ bị hoang tưởng không kiểm soát bản thân có thể leo cột điện, cắt tay chân tự sát, chém giết… Chỉ một lần sử dụng sau đó dần dần bị lệ thuộc ma túy và trở thành nghiện.
Trước đây, người nghiện thường bị kỳ thị và khinh rẻ, nhiều người còn nguyền rủa chết đi sớm ngày nào hay ngày đó. Đó là quan niệm sai lầm bấy lâu nay, người nghiện cần được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn mới có thể nhanh chóng thoát ra khỏi vũng lầy nghiện ngập được.
Nghiện ma túy là một loại bệnh có thể điều trị được.
Theo y học hiện đại thì trong con người bình thường cũng có chất ma túy nội sinh, còn loại ma túy do con người tự đưa vào cơ thể là ma túy ngoại sinh.
Loại ma túy ngoại sinh rất mạnh và độc hại, tác động trực tiếp lên tế bào thần kinh trung ương, làm cho rối loạn từ tri giác, cảm xúc, nhận thức, tư duy, tác phong, hành vi, tim mạch, bài tiết, chuyển hóa… Người nghiện ma túy làm rối loạn chức năng tâm thần. Có nhiều lý do dẫn tới người nghiện ma túy có thể do buồn chán, bị dụ dỗ, bị lừa hoặc vì sĩ diện, hoặc do sốc tâm lý…
Khi người nghiện ngừng sử dụng ma túy, sẽ làm giảm đột ngột nồng độ ma túy ngoại sinh ở trong máu dẫn tới người nghiện bị đói ma túy. Bởi vì thần kinh đáp ứng chậm với kích thích, người nghiện có cảm xúc trầm cảm. Người nghiện cảm thấy thèm nhớ ma túy, buồn chán, đó là hội chứng cai nghiện. Tình trạng này kéo dài sẽ xuất hiện hối thúc ý chí, xuất hiện ám ảnh cưỡng bức chi phối hành vi. Vì vậy người nghiện tìm mọi cách và lý do để được sử dụng ma túy. Tâm lý người nghiện bị rối nhiễu lúc hưng phấn, lúc trầm cảm, hành vi của người nghiện trở nên nguy hại. Người nghiện có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu chỉ cắt cơn thì chưa đủ việc phục hồi nhân cách, kỹ năng cũng như hành vi ứng xử xã hội và tái hòa nhập cộng động cần có phác đồ điều trị.
Nghiện ma túy được coi là bệnh mãn tính của não cần điều trị lâu dài giống như bệnh suy thận, tiểu đường, huyết áp… Vì vậy khẳng định người nghiện là bệnh nhân và lấy y học làm liệu pháp chính, như vậy mới giữ cân bằng tinh thần và nhân cách cho người cai nghiện.
Nghiện ma túy là một loại bệnh có thể điều trị được.
Như chúng ta biết, 2 nguyên nhân dẫn tới nghiện ma túy là tâm lý người sử dụng và tác dụng lệ thuộc của ma túy. Muốn cai nghiện được ma túy cần điều trị cả 2 nguyên nhân.
Để loại bỏ tác dụng của ma túy là quá trình giải độc loại bỏ chất ma túy khỏi đầu óc và cơ thể, cắt cơn. Sau cắt cơn trong người không còn ma túy, họ sẽ có suy nghĩ tích cực hơn. Nhưng đến giai đoạn này vẫn chưa bỏ được ma túy.
Cần điều trị tâm lý, bởi vì sau khi giải độc cắt cơn, họ đã có thể nghe, tâm sự. Họ có thể cho biết nguyên nhân khiến họ nghiện và sớm trở lại người bình thường. Như vậy sự động viên là rất cần thiết tác động đến tâm lý người bệnh. Sau khi điều trị cắt cơn, điều trị tâm lý cần phục hồi sức khỏe cho họ. Bởi vì trong thời gian nghiện ma túy đã làm cho người nghiện tiều tụy, cơ thể rã rời, ăn uống kém và mất ngủ. Đặc biệt là những tế bào tiết hormon nội sinh bị mất đi làm người cai nghiện rất mệt mỏi, nên cần được phục hồi sức khỏe.
Biện pháp chống tái nghiện khá quan trọng bởi vì nhiều người cắt cơn nhưng rồi lại tái nghiện. Như vậy làm sao để người nghiện thoát khỏi sự lệ thuộc với ma túy. Thông thường người nghiện sẽ được sử dụng Naltrexone 50mg (Revia, Albernin), là một loại thuốc đối kháng với nhóm ma túy Heroin, thuốc phiện và nó chỉ có thể điều trị chống tái nghiện cho người sử dụng ma túy nhóm này.
Vai trò của gia đình và xã hội đối với người cai nghiện ma túy rất có ý nghĩa. Bởi vì việc cai nghiện, cắt cơn loại trừ tức thời triệu chứng cai nghiện chứ không làm thay đổi căn bệnh mãn tính ở não. Do vậy nên người nghiện dễ tái nghiện lại nếu họ có điều kiện tiếp xúc hoặc muốn tiếp xúc với ma túy.
Đa phần người sau cai nghiện đều mong muốn thay đổi và quyết tâm làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, sự mặc cảm về lỗi lầm, sự coi thường, xa lánh của cộng đồng cũng như sự ám ảnh tâm lý về ma túy khiến họ dễ dàng sa ngã.
Kể cả sự quyết tâm của người bệnh không cân sức với cám dỗ ma túy và dấu ấn ma túy trong não người bệnh còn mạnh. Vì vậy nó có thể đè bẹp sự quyết tâm của người nghiện, khiến họ dễ bỏ cuộc và lao vào ma túy. Nếu cộng thêm yếu tố môi trường thuận lợi đầy chất ma túy dễ kiếm, dễ mua thì khó lòng con nghiện có thể từ bỏ được. Vì vậy chính những người thân trong gia đình là yếu tố vô cùng quan trọng có thể giúp cho người nghiện tránh xa được ma túy làm lại cuộc đời.
Để trả lời câu hỏi nghiện ma túy có cai được không thì nó còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Bởi vì dù có cắt cơn, người nghiện đã có ý chí nhưng giải pháp không đúng, không triệt để thì có thể người nghiện dễ bị tái nghiện. Hy vọng với những thông tin trong bài viết có thể giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về vấn đề này và có cách phòng chống tốt nhất cho người thân và gia đình.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...