Sữa đậu nành được biến đến với hàm lượng đạm thực vật rất cao và là nguyên liệu chủ yếu sử dụng cho những tín đồ ăn chay. Bởi trong đậu nành hay đậu tương, có đến 40% thành phần đạm, 12 – 25% chất béo và 10 - 15% chất bột đường và các thành phần dinh dưỡng khác như natri, kali, sắt và magie…
Đối với bệnh nhân suy thận, việc kiểm soát lượng đạm từ động vật nạp vào cơ thể rất chặt chẽ. Bởi khi thận suy yếu, khả năng đào thải tạp chất sau khi cơ thể chuyển hóa rất kém. Việc ứ đọng những chất cặn bã dư thừa từ đạm đặc biệt là ure và creatinine có nguy cơ tăng cao trong máu, từ đó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân suy thận.
Vậy đối với sữa đậu nành, loại sữa có thành phần đạm thực vật rất cao, bệnh nhân suy thận có uống được loại sữa này hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Lợi ích từ sữa đậu nành nguyên chất
Sữa đậu nành được chế biến từ hạt đậu tương nguyên chất, có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, giúp cải thiện sức khỏe đáng kể, phòng chống nguy cơ rối loạn mỡ máu và bệnh đột quỵ… Không những thế, đậu nành nguyên chất ngoài giàu đạm còn có chứa các axit béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất có tác dụng cung cấp năng lượng và tăng cường khả năng hoạt động của cơ thể. Dưới đây là những lợi ích đối với sức khỏe mà sữa đậu nành đem lại:
- Cải thiện chuyển hóa lipid: Do sữa đậu nành không chứa cholesterol, các axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa trong sữa đậu nành có tác dụng ức chế sự vận chuyển cholesterol đi vào máu.
- Tăng cường hoạt động mạch máu: Axit béo omega-3 và omega-6 bảo vệ mạch máu khỏi những tổn thương và xuất huyết.
- Thúc đẩy giảm cân: Sữa đậu nành có tác dụng ức chế sự hấp thu chất béo vào đường ruột, chứa nhiều chất xơ và giúp bạn có cảm giác no lâu hơn.
- Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt: Sữa đậu nành giàu phytoestrogen – một hormone thực vật có tác dụng ức chế sự sản xuất testosterone ở nam giới.
- Giảm bớt triệu chứng mãn kinh: Phytoestrogen có thể thay thế estrogen hiệu quả, có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm bớt các triệu chứng mãn kinh.
- Ngăn ngừa loãng xương: Phytoestrogen trong sữa đậu nành giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi, vitamin D của cơ thể và ngăn chặn sự mất khối lượng xương đáng kể.
Sữa đậu nành có hàm lượng chất đạm rất cao Bệnh nhân suy thận có uống được sữa đậu nành không?
Sữa đậu nành với rất nhiều tác dụng kể trên, do đó, luôn là sự thắc mắc của hầu hết các bệnh nhân suy thận. Liệu rằng, đối với các bệnh nhân suy thận, sữa đậu nành có phải là thức uống an toàn không?
Câu trả lời là không. Bởi những bệnh nhân suy chức năng thận nên cần được xây dựng một chế độ protein thấp, dù động vật hay thực vật. Trong khi sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu khác lại rất giàu đạm, các chất chuyển hóa của đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, gây nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân. Không những thế, không sữa đậu nành nguyên chất có hàm lượng canxi và kali khá cao, trong đó canxi trong đậu nành ở dạng muối canxi oxalat dễ tạo ra sỏi thận, càng nguy hiểm đối với bệnh nhân suy thận.
Suy thận có uống được sữa đậu nành không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành
Sữa đậu nành nguyên chất, khi được chế biến sạch sẽ đúng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dưới đây là những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành:
Sữa đậu nành làm từ đậu tương nguyên chất cần được chế biến kỹ
Trong đậu nành có thành phần saponin – chất tạo bọt được ứng dụng làm xà phòng đối với nền công nghiệp. Chất saponin này được phá vỡ, phá hủy khi được nấu chín dưới nhiệt độ cao. Đó là lời giải thích cho việc khi chúng ta nấu sữa đậu nành sẽ thấy trường hợp bọt xuất hiện trên bề mặt. Khi đó, bọt nên được vớt bỏ đi để đảm bảo sức khỏe. Đối với trường hợp khi sữa đậu nành chưa được nấu chín kĩ, saponin vẫn tồn tại trong sữa, khi sử dụng có nguy cơ gây ra các rối loạn chuyển hóa protein, kích thích đường tiêu hóa và dẫn đến ngộ độc.
Sữa đậu nành làm từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc
Sữa đậu nành nguyên chất rất nhanh hỏng. Khi để sữa đậu nành nguyên chất dưới nhiệt độ thông thường rất nhanh hỏng chỉ sau 2 đến 3 tiếng. Việc các loại sữa đậu nành được bày bán tại các vỉa hè mỗi ngày, mỗi giờ không đảm bảo được chất lượng sữa cũng như không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Rất nhiều công thức làm sữa đậu nành tràn lan, được bán rất rẻ và phổ biến tại các vỉa hè. Khi đó, sữa đậu nành không đảm bảo chất lượng sữa. Ngoài ra, việc chạy theo doanh thu khiến những người bán sử dụng các thành phần không rõ nguồn xuất xứ như: Kem béo, hương đậu nành tổng hợp, hương bột ngô, đường hóa học và chất bảo quản… Việc sử dụng những loại sữa này theo thời gian, vấn đề đảm bảo một sức khỏe tốt là điều rất khó nói. Những chất béo hóa học có thể dẫn đến tình trạng rối loạn lipid máu, làm trầm trọng hơn tình trạng sức khỏe người sử dụng.
Không những thế, những gốc vô cơ có trong các thành phần không rõ nguồn gốc xuất xứ tạo thành sữa đậu nành có nguy cơ lắng đọng trong gan và thận, làm nguy hiểm hơn tình trạng suy thận. Ngoài ra, các gốc axit còn làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan và tụy…
Sữa đậu nành không được khuyến cáo đối với bệnh nhân bị gout
Ngoài bệnh nhân bị suy thận, đối tượng không nên sử dụng sữa đậu nành được kể đến là bệnh nhân gout. Bởi bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin có trong những thực phẩm giàu đạm gây ra. Bệnh nhân gout khi uống sữa đậu nành, nguy cơ purin tạo thành axit uric, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh sẵn có.
Sữa đậu nành không được khuyến cáo đối với bệnh nhân bị gout Trên đây là những thông tin về người suy thận có uống được sữa đậu nành không. Hi vọng những thông tin trên sẽ là lời cảnh báo giúp cho bệnh nhân suy thận xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học hơn nhé!
Xem thêm: Gợi ý các loại sữa dành cho người bị hội chứng thận hư
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp