Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng vì thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Vậy vấn đề này có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tìm hiểu chủ đề này qua các thông tin dưới đây của chúng tôi nhé.
Không ít mẹ bầu cảm thấy lo sợ khi mang thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, điều này khiến các mẹ sợ rằng em bé sẽ phần nào bị ảnh hưởng hay gặp phải những vấn đề bất lợi. Vậy thực tế có phải như vậy không? Theo dõi bài viết nhé!
Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ là một điều khá phổ biến, thường thấy ở các mẹ bầu, chính vì thế mà mẹ bầu không cần phải tỏ ra quá lo lắng, sợ hãi về tình trạng của mình.
Việc thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể kể đến như: tính sai ngày dự đoán sinh do mẹ bầu cung cấp không đúng thông tin về ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối hoặc nếu mẹ bầu đi khám thai quá muộn cụ thể là khám sau 3 tháng đầu của thai thì việc dự đoán ngày sinh không còn chính xác, cùng với đó là các vấn đề về sức khỏe của mẹ và bé như: dây rốn ngắn, ngôi thai không thuận,... cũng khiến cho thai nhi chưa có dấu hiệu chuyển dạ dù đã 41 tuần.
Bước vào tuần thứ 41 gần như đã là giai đoạn cuối của thai kỳ, đây là thời điểm cực kỳ quan trọng mà mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý. Ở tuần 41 này mẹ bầu sẽ hay gặp phải các triệu chứng khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Cụ thể:
Nếu mẹ bầu lo lắng khi ở tuần thứ 41 của thai kỳ mà bé vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì có thể sử dụng các phương pháp kích thích chuyển dạ như:
Đây là cách bác sĩ dùng ngón tay tách các màng ối nhằm giải phóng hormone prostaglandin từ lớp nội mạc tử cung để kích thích chuyển dạ. Với mục đích giúp cổ tử cung co dãn tốt, kích thích tử cung co thắt đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình chuyển dạ. Lóc ối được coi là một biện pháp nhẹ nhàng tuy nhiên nó cũng có một số rủi ro nhất định và nếu thực hiện không thành công thì nó sẽ làm tăng nguy cơ mẹ bầu phải sinh mổ.
Loại thuốc này có tác dụng giúp chuyển dạ nhanh chóng, kích thích co thắt tử cung. Sau khi tiêm một liều nhỏ, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau quặn thắt và chỉ sau khoảng vài giờ thì sẽ có dấu hiệu chuyển dạ và sinh con. Cũng như phương pháp lóc ối, nếu việc tiêm thuốc không thành công thì mẹ bầu sẽ phải thực hiện việc sinh mổ.
Để kích thích chuyển dạ, mẹ bầu có thể lựa chọn prostaglandin để kích thích mở cổ tử cung. Tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích cho những mẹ bầu đã từng trải qua sinh mổ bởi nó sẽ khiến cho mẹ bầu gặp phải nguy cơ vỡ tử cung.
Khi bước vào tuần thứ 41 của thai kỳ tức là đã đến giai đoạn cuối của hành trình mang thai, mẹ bầu cần chú ý cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp bởi lúc này bé rất cần những dưỡng chất thiết yếu để phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu omega 3, DHA, đặc biệt cần uống nước mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng nước ối trong cơ thể.
Các mẹ nên giữ cho tinh thần thoải mái, tránh tức giận, cáu gắt ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra mẹ bầu nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc tận hưởng bằng cách nghe nhạc, xem chương trình giải trí,... những điều này sẽ giúp tâm lý mẹ bầu được thư giãn.
Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ là một vấn đề bình thường, các mẹ không cần quá bận tâm, lo lắng. Tuy nhiên để em bé chào đời được khỏe mạnh thì nên theo dõi tình trạng của bé cũng như của mẹ trong suốt thời gian mang thai để không gặp phải những sự cố đáng tiếc.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.