Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tan máu bẩm sinh hay còn được gọi là bệnh Thalassemia, đây là bệnh lý di truyền thường gặp với tỉ lệ người khỏe mạnh mang gen bệnh, đặc biệt là dân số Đông Nam Á. Bệnh Thalassemia di truyền không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh, mà bản chất di truyền của bệnh lý này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng đến các thế hệ sau.
Thalassemia di truyền là nhóm bệnh ảnh hưởng đến thành phần trong máu gọi là huyết sắc tố. Bệnh lý này có thể dẫn đến khả năng thiếu máu nặng kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và xanh xao. Thalassemia di truyền là bệnh có thể sàng lọc và phòng tránh được, trong số đó phổ biến nhất là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán di truyền học trước khi mang thai. Bài viết sau đây sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin liên quan đến bệnh lý di truyền này.
Thalassemia di truyền là một bệnh do rối loạn quá trình tạo máu, xảy ra khi cơ thể không tạo ra đủ loại protein gọi là hemoglobin, đây là huyết sắc tố - thành phần quan trọng của hồng cầu. Khi không có đủ huyết sắc tố, các tế bào hồng cầu của cơ thể không hoạt động bình thường và tồn tại trong thời gian ngắn hơn.
Các tế bào hồng cầu giữ vai trò hết sức quan trọng là mang oxy đến tất cả các tế bào của cơ thể, sử dụng cho hoạt động trao đổi chất và tạo năng lượng. Khi không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh thì cũng không có đủ oxy cung cấp cho tất cả các tế bào khác nhau, khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở. Hơn nữa, với trường hợp người bệnh bị thiếu máu trầm trọng có thể gây tổn thương các cơ quan, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Khi đề cập đến các thể bệnh Thalassemia di truyền, có hai tiêu chí sau đây được dựa vào để phân loại.
Theo thành phần cụ thể của huyết sắc tố bị ảnh hưởng, Thalassemia di truyền được chia làm 2 thể thường gặp nhất là Alpha Thalassemia (α-Thalassemia) và Beta Thalassemia (β-Thalassemia).
Theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, Thalassemia được ghi nhận thông qua các mức độ tổn thương của gen tham gia vào quá trình tạo ra hemoglobin, có 4 mức độ biểu hiện bệnh:
Dựa theo quy luật di truyền, con cái sẽ nhận được vật chất di truyền một nửa từ mẹ và một nửa từ bố. Bệnh thiếu máu Thalassemia di truyền theo thể lặn, nghĩa là nếu người con hiện diện gen bệnh từ cả bố và mẹ thì sẽ biểu hiện bệnh lý lâm sàng một cách rõ ràng (chẳng hạn như thiếu máu nặng cần phải truyền máu, gan to, phì đại lách). Thalassemia di truyền thể lặn ở trên nhiễm sắc thể thường, vì vậy tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là tương đương nhau.
Nếu trong một cặp vợ chồng chỉ có một người mang gen bệnh, tỷ lệ sinh con là 50% bình thường, 50% mang gen bệnh. Trong trường hợp này, cả bố mẹ và con cái đều không có biểu hiện lâm sàng đáng kể hoặc chỉ tiềm ẩn khả năng thiếu máu nhẹ.
Nếu cả hai vợ chồng đều mang gen bệnh, mỗi lần sinh con có đến 25% nguy cơ trẻ sinh ra bị bệnh (nhận gen bệnh cả từ bố và mẹ), 50% nguy cơ trẻ sinh ra mang gen bệnh (khoẻ mạnh nhưng có khả năng bị thiếu máu do nhận gen bệnh từ bố hoặc mẹ), và 25% khả năng trẻ sinh ra khỏe mạnh và hoàn toàn bình thường (không nhận bất kỳ gen lặn gây bệnh nào từ bố và mẹ).
Vì vậy, các khuyến cáo trên thế giới cho rằng khi các cặp vợ chồng dự định có em bé, đặc biệt ở khu vực các nước có tỷ lệ bệnh Thalassemia di truyền tương đối cao, tầm soát bệnh Thalassemia trước hôn nhân là điều cần thiết. Từ đó, tùy vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ có tư vấn hỗ trợ cho kế hoạch sinh sản.
Chẩn đoán bệnh tan máu bẩm sinh có thể dựa vào các xét nghiệm máu như sau:
Để dự phòng bệnh Thalassemia di truyền cho đời con, mối quan tâm hàng đầu là tránh không sinh ra những đứa trẻ bị bệnh ở mức độ nặng (mang gen bệnh từ bố và mẹ). Vì vậy, tầm soát và phòng bệnh từ trước khi mang thai là biện pháp phổ biến hiện nay trong phòng ngừa Thalassemia di truyền.
Các cặp vợ chồng dự định có con hoặc đang mang thai nên được tư vấn và thực hiện các biện pháp xét nghiệm tầm soát đối với người mang gen bệnh, đặc biệt là đối với cặp vợ chồng mà trong gia đình có người thân mang gen bệnh hoặc bị bệnh Thalassemia.
Xét nghiệm gen tiền hôn nhân là biện pháp được khuyến khích thực hiện với mục tiêu kiểm soát sinh con cùng mang gen bệnh của cha mẹ.
Trường hợp cả hai vợ chồng đều là người mang gen bệnh, sau đây là những biện pháp dự phòng nếu hai người vẫn mong muốn sinh con:
Hiệu quả chữa trị đối với bệnh Thalassemia di truyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức độ của bệnh, lứa tuổi. Hiện có các phương pháp điều trị như sau:
Như vậy, bài viết trên vừa mang đến những thông tin liên quan đến bệnh lý Thalassemia di truyền. Hy vọng, những thông tin cơ bản về bệnh lý này giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích hơn, cũng như quan tâm đến vấn đề tầm soát di truyền học trước hôn nhân trong việc phòng ngừa bệnh lý này ở trẻ nhỏ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.