Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tham khảo các biện pháp giúp bé dậy muộn hơn vào buổi sáng

Ngày 30/03/2024
Kích thước chữ

Khi bé không ngủ đủ giấc vào ban đêm, điều mẹ lo lắng là bé thức dậy quá sớm vào buổi sáng. Trong những trường hợp như vậy, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản để giúp bé dậy muộn hơn vào buổi sáng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho cả mẹ và bé có thêm thời gian nghỉ ngơi vào buổi sáng hôm sau.

Mẹ thường nhìn thấy bé thức dậy rất sớm vào buổi sáng và tự hỏi nguyên nhân là gì. Liệu việc bé thức dậy vào thời gian đó có phải là quá sớm không? Làm thế nào để giúp bé ngủ thêm một chút để cả mẹ và bé đều có thêm thời gian ngủ nhiều hơn? Đáp án cho mẹ là có nhiều nguyên nhân gây ra việc bé dậy sớm vào buổi sáng. Cùng tìm hiểu phương pháp giúp bé dậy muộn nhé.

Khi nào cần giúp bé dậy muộn hơn vào buổi sáng?

Có nhiều lý do khiến bé mất ngủ vào ban đêm, và điều mà mẹ mong muốn là bé thức dậy muộn hơn vào buổi sáng hôm sau.

Trẻ sơ sinh đến 1 tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú một vài lần trong khoảng 2 đến 3 giờ. Do tích dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ nên bé cảm thấy đói nhanh chóng và cần được bú sau mỗi ít giờ. Hơn nữa, trẻ sơ sinh chưa phân biệt được sự khác biệt giữa ngày và đêm, có thể dẫn đến việc bé ngủ nhiều vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.

Thường thì, trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Đến khi bé được 3 tháng tuổi hoặc đạt khoảng 6 ký, hầu hết trẻ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm trong khoảng 6 đến 8 giờ mà không cần thức dậy.

Giúp bé dậy muộn hơn vào buổi sáng
Bé 1 tháng tuổi có thể ngủ suốt ngày và thức đêm

Nguyên nhân bé dậy sớm

Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân bệnh lý và các nguyên nhân liên quan đến chế độ sinh hoạt.

Nguyên nhân về sinh lý

Giấc ngủ của con người được chia thành hai giai đoạn chính là REM (Rapid Eye Movement - Chuyển động Mắt Nhanh) và Non-REM (Non Rapid Eye Movement - Không Chuyển động Mắt Nhanh). Ở trẻ nhỏ, giai đoạn REM chiếm đến 50% thời gian giấc ngủ.

Trong giấc ngủ REM, hơi thở và nhịp tim của trẻ thường nhanh hơn vì lúc này não bộ và các cơ quan hô hấp lại tăng hoạt động mặc dù trẻ đang ngủ. Do đó, trẻ sơ sinh thường khó ngủ, tỉnh giấc khi có tác động từ bên ngoài.

Nguyên nhân về bệnh lý

Trẻ sơ sinh khó ngủ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Thiếu canxi và còi xương có thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, việc thiếu các vi chất dinh dưỡng khác như kẽm, magiê và sắt cũng có thể gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ.

Hội chứng chân không yên là tình trạng khi trẻ cảm thấy mệt mỏi và thường ngủ nhiều vào ban ngày, gây ra khó ngủ vào ban đêm, thường thấy ở trẻ thiếu sắt. Ngoài ra, các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp hoặc đường mũi họng như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi cũng có thể làm cho trẻ khó thở và gặp khó khăn khi ngủ.

Các bệnh lý nội khoa như viêm tai giữa, trào ngược dạ dày thực quản hoặc các bệnh về tâm thần cũng có thể gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Ngoài ra, trẻ béo phì có thể gặp phải phì đại hệ cơ đường thở, gây khó khăn trong việc thở và nuốt, dẫn đến khó ngủ.

Nguyên nhân liên quan độ sinh hoạt hằng ngày

Ngoài hai nhóm nguyên nhân đã nêu trên, chế độ sinh hoạt không hợp lý cũng có thể gây ra tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào ban đêm.

  • Trẻ sơ sinh thường quen với việc được đưa vào võng nôi hoặc được bế bồng khi ngủ.
  • Nếu trẻ ngủ quá lâu vào ban ngày, điều này có thể làm cho trẻ khó ngủ vào ban đêm.
  • Nếu phòng ngủ quá ồn ào hoặc có ánh sáng quá chói lọi, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc ngủ và dễ tỉnh giấc.
  • Tã bỉm ướt, giường chiếu không sạch sẽ hoặc quần áo không sạch có thể làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và nổi mẩn ngứa, gây ra rối loạn giấc ngủ.
Giúp bé dậy muộn hơn vào buổi sáng
Bé mang bỉm ướt có thể khiến bé khó đi vào giấc ngủ

Các biện pháp giúp bé dậy muộn hơn vào buổi sáng

Bé bú no trước khi đi ngủ vào ban đêm

Để giúp bé có giấc ngủ ban đêm dài mà không bị gián đoạn, mẹ có thể cho bé bú no vào buổi tối trước khi bé đi vào giấc ngủ. Dạ dày của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn nhỏ nên việc bé nhanh đói là điều hoàn toàn bình thường. Nếu bé cảm thấy đói, bé có thể tỉnh giấc giữa đêm hoặc thức dậy sớm hơn thời gian bình thường. Đảm bảo rằng bé được bú no trước khi đi ngủ có thể giúp giảm thiểu khả năng bé thức dậy giữa đêm do đói.

Dấu hiệu bé buồn ngủ

Trong giai đoạn 6 đến 8 tuần đầu sau khi sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bé có tình trạng đó thì sẽ trở nên quá mệt mỏi và khó ngủ hơn.

Quan trọng là bạn cần nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hoặc quầng mắt thâm lại. Đừng lo lắng, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra các dấu hiệu này và nhận biết được khi bé đang buồn ngủ. Khi bạn nhận thấy bé buồn ngủ, hãy đặt bé vào nôi hoặc giường để bé có thể ngủ.

Giúp bé dậy muộn hơn vào buổi sáng
Bé có dấu hiệu buồn ngủ thì nên cho bé đi ngủ

Dạy bé phân biệt ngày và đêm

Vài bé sơ sinh có thể đã phát triển thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi thấy bé quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé vẫn tiếp tục thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì bé không chịu ngủ khi mẹ đã mệt mỏi. 

Trong ban ngày, khi bé còn thức, hãy tận dụng thời gian để tương tác với bé nhiều hơn. Khi cho bé bú vào cữ ban ngày, bạn có thể hát hoặc trò chuyện với bé, và nếu thấy bé bắt đầu buồn ngủ, hãy nhẹ nhàng đánh thức bé dậy. Đưa bé tiếp xúc với âm thanh và ánh sáng xung quanh để giúp bé phát triển.

Tuy nhiên, vào ban đêm, mọi việc lại diễn ra hoàn toàn ngược lại. Hãy giữ yên lặng và nói nhỏ khi cho bé bú cữ vào ban đêm. Môi trường nơi bé ngủ cần luôn đảm bảo được ánh sáng dịu nhẹ. Cần phải dạy bé nhận biết rằng ban đêm là thời gian để ngủ từ khi bé được hai tuần tuổi, không nên để quá muộn.

Giúp bé dậy muộn hơn vào buổi sáng
 Giúp bé phân biệt ngày đêm để ngủ đúng thời gian

Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Vì vậy, nếu con không được ngủ đủ giấc thì phụ huynh phải nhanh chóng tìm các biện pháp khắc phục tình trạng và giúp bé dậy muộn hơn vào buổi sáng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin