1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thức khuya có bị suy thận không? Cách bảo vệ thận khi hay phải thức khuya

Thanh Hương

30/06/2025
Kích thước chữ

Thức khuya là thói quen phổ biến của nhiều người, gây ra không ảnh hưởng với sức khỏe, đặc biệt là với thận. Nhiều người băn khoăn liệu thức khuya có bị suy thận không? Trong bài viết này. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Thức khuya là thói quen phổ biến, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Nhiều người lo lắng liệu thức khuya có bị suy thận không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ mối liên hệ giữa thức khuya và sức khỏe của thận, đồng thời gợi ý những cách bảo vệ thận hiệu quả nếu buộc phải thức khuya thường xuyên.

Thức khuya có bị suy thận không?

Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học trực tiếp khẳng định thức khuya là nguyên nhân suy thận. Tuy nhiên, thói quen thức khuya kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, gián tiếp làm ảnh hưởng đến chức năng của thận và làm tăng nguy cơ suy thận.

Nếu bạn chỉ thức khuya một vài đêm do công việc hay chăm con nhỏ, thì nguy cơ ảnh hưởng đến thận gần như không đáng kể. Cơ thể có khả năng tự phục hồi nếu bạn biết ngủ bù và chăm sóc bản thân sau đó.

Tuy nhiên, nếu bạn duy trì thói quen thức sau 12 giờ đêm hầu như mỗi ngày, kéo dài trong nhiều tháng đến nhiều năm, thì đây thực sự là điều đáng lo ngại.

Với những người đã có các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận mạn tính hoặc tiền sử gia đình có người bị suy thận, thì việc thức khuya giống như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Thức khuya có bị suy thận không? Cách bảo vệ thận khi hay phải thức khuya 1
Thức khuya có bị suy thận không là mối bận tâm của nhiều người

Tác động của việc thức khuya với thận

Nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen thức khuya có thể tác động tiêu cực đến chức năng thận theo những cách khác nhau.

Thức khuya ảnh hưởng đến nhịp sinh học và hormone

Cơ thể con người có một “đồng hồ sinh học”, giúp điều phối các hoạt động sinh lý theo chu kỳ ngày - đêm. Khi thức khuya kéo dài và làm rối loạn nhịp sinh học, nồng độ hormone melatonin có xu hướng giảm, trong khi hormone cortisol - hormone liên quan đến căng thẳng - tăng cao. Từ đó có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe tổng thể, bao gồm cả chức năng thận.

Ngoài ra, hormone tăng trưởng vốn có vai trò điều hòa sửa chữa tổn thương cơ thể vào ban đêm cũng bị rối loạn. Những biến đổi này làm giảm khả năng phục hồi tế bào, khiến chức năng lọc máu và điều hòa điện giải của thận bị ảnh hưởng âm thầm theo thời gian.

Thức khuya làm gia tăng tình trạng viêm mạn tính

Thức khuya có bị suy thận không? Câu trả lời là thức khuya kéo dài hoàn toàn có thể làm tăng nguy cơ suy thận. Việc thức khuya kéo dài và không được bù đắp bằng giấc ngủ đầy đủ có thể dẫn đến thiếu ngủ mãn tính, từ đó làm tăng stress oxy hóa và các phản ứng viêm trong cơ thể.

Cùng với đó, rối loạn giấc ngủ và nhịp sinh học kích hoạt phản ứng viêm mạn tính, tạo ra các phản ứng viêm lan tỏa. Mặc dù các phản ứng viêm này ban đầu không tập trung trực tiếp tại thận, nhưng về lâu dài, chúng có thể gây tổn thương cho hệ thống mạch máu nhỏ và các đơn vị chức năng trong thận.

Đây là con đường âm thầm dẫn đến suy giảm khả năng lọc máu, điều hòa nước – điện giải và thậm chí dẫn đến suy thận nếu không được kiểm soát.

Thức khuya có bị suy thận không? Cách bảo vệ thận khi hay phải thức khuya 2
Thức khuya ảnh hưởng đến sức khỏe của thận theo nhiều cách khác nhau

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý gián tiếp làm ảnh hưởng đến chức năng thận

Thức khuya làm gia tăng nguy cơ mắc một loạt bệnh lý có thể gây tổn thương thận. Một trong số đó là tăng huyết áp, tình trạng có thể bị kích hoạt bởi thiếu ngủ và căng thẳng kéo dài.

Huyết áp cao kéo dài sẽ làm tổn thương mạch máu nhỏ trong thận, cản trở chức năng lọc. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng insulin, làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2 - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn.

Các thói quen khi thức khuya càng làm tăng gánh nặng lên thận

Thức khuya có bị suy thận không? Tuy thức khuya không trực tiếp gây suy thận nhưng nó kéo theo hàng loạt thói quen không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thận như: Uống ít nước, nhịn tiểu, lạm dụng chất kích thích như cà phê, trà đặc, nước tăng lực, ăn vặt nhiều,…

Tất cả những việc này nếu kéo dài sẽ tạo thêm áp lực cho hệ bài tiết, dễ gây tổn thương nhu mô thận.

Giải pháp bảo vệ thận khỏi tác động của việc thức khuya

Mặc dù thức khuya có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tổng thể và chức năng thận, nhưng trong nhiều trường hợp, việc phải làm việc ban đêm là khó tránh khỏi. Vì vậy, việc chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ thận là rất cần thiết để hạn chế tác động tiêu cực từ thói quen này.

Thức khuya có bị suy thận không? Cách bảo vệ thận khi hay phải thức khuya 3
Duy trì thói quen sống lành mạnh nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của thận

Điều chỉnh thói quen ngủ

Dù bạn có bất đắc dĩ phải thức khuya một vài lần, hãy cố gắng đảm bảo vẫn ngủ đủ 7 - 9 tiếng mỗi ngày. Tốt nhất bạn nên ngủ trước 23h, và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần, để cơ thể duy trì nhịp sinh học ổn định.

Một môi trường ngủ yên tĩnh, mát mẻ, ánh sáng dịu hoặc tắt hoàn toàn sẽ giúp não bộ dễ đi vào giấc ngủ sâu, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi và đào thải độc tố qua thận hiệu quả hơn.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Bạn hãy hạn chế muối, đường và chất béo xấu trong chế độ ăn hàng ngày đồng thời tăng cường rau xanh, trái cây, và protein lành mạnh để giảm gánh nặng cho thận.

Đồng thời, bạn hãy hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận. Việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ hỗ trợ thận đào thải độc tố. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần sẽ giúp điều hòa huyết áp, ổn định đường huyết và cải thiện tuần hoàn máu đến thận.

Quản lý stress hiệu quả

Stress mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn gây rối loạn giấc ngủ, tăng huyết áp, rối loạn miễn dịch. Đây đều là những yếu tố gián tiếp gây tổn thương thận. Để kiểm soát căng thẳng, bạn hãy tìm cho mình một phương pháp thư giãn phù hợp như thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc hoặc đơn giản là tản bộ 15 phút mỗi tối.

Thức khuya có bị suy thận không? Cách bảo vệ thận khi hay phải thức khuya 4
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về thận

Khám sức khỏe định kỳ

Việc xét nghiệm chức năng thận định kỳ (xét nghiệm máu – creatinin, ure, và xét nghiệm nước tiểu – albumin niệu) là cách giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở thận nếu có. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra huyết áp, đường huyết, mỡ máu định kỳ vì đây là những yếu tố liên quan chặt chẽ đến chức năng thận.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc thức khuya có bị suy thận không. Dù chưa có bằng chứng trực tiếp cho thấy thức khuya gây suy thận ngay lập tức, nhưng việc thiếu ngủ kéo dài, rối loạn đồng hồ sinh học chắc chắn làm ảnh hưởng đến các hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Vì vậy, nếu bạn thức khuya triền miên, đã đến lúc cần nghiêm túc nhìn lại và khôi phục nhịp sinh học.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin