Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bướu máu là những khối u tế bào gốc, tuy nhiên chúng "lành tính" và phát triển trong một khoảng thời gian nhất định mà không lan rộng vào các mô khác. Hầu hết các bướu máu có kích thước nhỏ và không gây hại, tuy nhiên, một số trường hợp có thể lớn hơn. Các phụ huynh thường thấy lo lắng khi thấy con mình bị như vậy và mong muốn tìm cách trị bướu máu tại nhà cho trẻ.
Bướu máu ở trẻ em là một loại tổn thương của các mạch máu còn được gọi là u máu, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới một tuổi và có thể giảm dần khi trẻ phát triển lớn hơn. Cha mẹ cần hiểu rõ về bệnh cũng như các biện pháp can thiệp đúng đắn để tránh ảnh hưởng đến tính “thẩm mỹ” của trẻ.
Bướu máu ở trẻ em là một biểu hiện của sự tăng sinh bất thường của các tế bào lót bên trong các mạch máu, gọi là tế bào nội mô. Khi sự tăng sinh này diễn ra nhanh chóng và không đúng quy luật, từ đó tạo ra sự hình thành của bướu máu. Bướu máu thường xuất hiện tại vị trí đầu, mặt, và cổ, và chúng có thể phát triển mạnh mẽ ở trẻ em dưới 1 tuổi.
Tuy nhiên, khi trẻ vượt qua độ tuổi này, các bướu máu thường ngừng phát triển và bước vào giai đoạn thoái triển. Mặc dù một số trường hợp bướu máu có thể tự giảm đi khi trẻ lớn lên (đặc biệt sau 10 tuổi), nhưng cũng có những trường hợp bướu máu vẫn tồn tại. Do đó bạn nên áp dụng cách trị bướu máu tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp trẻ cải thiện tình hình bệnh.
Hầu hết các trường hợp bướu máu ở trẻ em thường xuất hiện ở lớp biểu bì ngoài da hoặc trong mô mỡ nằm dưới da, thường tập trung ở vùng đầu, mặt, và cổ. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm hoi của bướu máu ở trẻ em có thể xuất hiện trong các nội tạng như: Gan, phổi, ruột, và thậm chí cả trong não.
Cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ một số bướu máu xuất hiện ở nội tạng hoặc các vị trí nguy hiểm như: Mắt, mũi, họng,… có thể gây che lấp đường thở, tác động đến mắt và hệ thần kinh trung ương nếu không được điều trị có thể đe dọa sức khỏe của trẻ.
Lưu ý rằng cần phải phân biệt giữa bướu máu một dạng có thể tự giảm đi theo thời gian, và các dị dạng mạch máu ở trẻ như: Mao mạch, tĩnh mạch, thông động tĩnh mạch, bạch huyết. Đôi khi, việc nhận biết được yêu cầu sự chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa Nhi. Do đó, quan trọng nhất là nên khám sức khỏe cho trẻ sớm tại các cơ sở y tế có chuyên gia Nhi để đảm bảo chẩn đoán chính xác và có sự hướng dẫn về cách trị bướu máu tại nhà phù hợp.
Có ba nhóm loại thuốc bôi dưới đây được sử dụng ngoài da, bạn có thể áp dụng cách trị bướu máu tại nhà này cho trẻ sau khi được bác sĩ cho phép và chú ý thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ:
Người bệnh thực hiện cách trị bướu máu tại nhà bằng thuốc uống có thể gặp phải một số phản ứng phụ, đặc biệt là trường hợp trẻ nhỏ. Vì vậy, thường bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm để kiểm tra khả năng đáp ứng của trẻ đối với thuốc trước khi tiến hành chữa trị bướu máu bằng phương pháp này. Có hai loại thuốc phổ biến được sử dụng:
Phụ huynh không nên ngưng cách trị bướu máu tại nhà giữa chừng, vì bướu có thể tái phát mạnh mẽ hơn sau khi ngừng thuốc, hiện tượng này được gọi là hiện tượng "rebound". Để ngừng thuốc, phụ huynh cần bắt buộc phải thảo luận và thỏa thuận với bác sĩ để có sự hướng dẫn và tư vấn thích hợp.
Mặc dù bướu máu lành tính, nhưng nó vẫn có khả năng gây ra nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy, việc phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm là vô cùng quan trọng để bảo vệ chức năng của các cơ quan và duy trì thẩm mỹ cho trẻ. Hy vọng thông tin cách trị bướu máu tại nhà cho trẻ của nhà thuốc Long Châu đã góp phần giúp bạn chăm sóc trẻ được tốt hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.