Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách xử lý vết trầy xước da tại nhà

Ngày 12/07/2022
Kích thước chữ

Khi bị chấn thương và trầy xước da, để hạn chế tình trạng để lại sẹo và nhiễm trùng thì cách xử lý vết trầy xước da là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hướng khắc phục tình trạng này như thế nào sao cho đúng cách.

Khi xuất hiện các vết xước, bạn cần phải chăm sóc đúng phương pháp sao cho hợp lý. Sử dụng oxy già, dùng cồn hoặc thuốc bôi kháng sinh... Đây là những cách xử lý vết trầy xước da mà mọi người hay áp dụng tại nhà. 

Thế nào là trầy xước da?

Trầy xước da chính là tình trạng da cọ xát với bề mặt sắc nhọn, thô ráp và gây ra những vết thương hở miệng. Những vết thương hở tuy không chảy ra nhiều máu nhưng lại có thể khiến cho bạn cảm thấy đau đớn. 

Ngoài ra, những vết xước này thường không nghiêm trọng như những vết cắt hoặc rạch nên có thể được xử lý tại nhà. Tình trạng này thường có thể xảy ra ở nhiều bộ phận ở cơ thể, trong đó phổ biến nhất là đầu gối, khuỷu tay, mắt cá, cẳng chân, phần trên của các chi…

Cách xử lý vết trầy xước da tại nhà1 Da bị trầy xước

Triệu chứng khi da bị trầy xước

Những vết xước có thể ở mức độ nhẹ đến nặng. Triệu chứng của vết thương khi bị xước thường phụ thuộc vào loại trầy xước mà bạn gặp phải:

Trầy xước ở cấp độ 1: Với trầy xước ở mức độ 1 thì thường liên quan đến sự tổn thương bề ngoài của lớp biểu bì. Tình trạng này thường được gọi là xước da hoặc bong tróc da. Ở cấp độ này, vết thương thường nhẹ và không gây chảy máu.

Trầy xước ở cấp độ 2: Tình trạng này có thể gây ra sự thương tổn ở lớp hạ bì và biểu bì nên sẽ gây ra chảy máu nhẹ.

Trầy xước ở cấp độ 3: Loại trầy xước này thường có sự liên quan đến sự ma sát và ảnh hưởng tới lớp mô ở bên dưới hạ bì. Bạn có thể bị chảy máu khá nghiêm trọng và cần nhờ đến sự chăm sóc của y tế.

Cách xử lý vết trầy xước da

Để các vết trầy xước nhanh chóng được lành, bạn nên thực hiện theo các bước như sau:

  • Dùng xà phòng dịu nhẹ với dung dịch sát khuẩn nhẹ và nước sạch để khử trùng vết thương.
  • Bôi thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ lên vết thương.
  • Sử dụng băng y tế khô và tiệt trùng để băng vết thương lại.
  • Vệ sinh, kiểm tra và  thay băng vết thương mỗi ngày cho tới khi vết trầy xước được lành hẳn.

Với những người bị xây xước da ở mức độ nghiêm trọng, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế. 

Cách xử lý vết trầy xước da tại nhà2 Băng bó vết thương bị trầy xước

Không những vậy, sau bị xuất hiện các vết trầy xước, bạn nên đi tiêm phòng uốn ván nếu như mình đã tiêm phòng lần cuối quá lâu hoặc không chắc chắn mình đã được tiêm phòng uốn ván. Uốn ván vốn là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính mà các cơ thường bị co thắt tự phát. Những bào tử của vi khuẩn sản xuất ra độc tố uốn ván thường có mặt ở trong môi trường tự nhiên. Chính vì vậy, nếu như có mảnh vụn hay bụi bẩn dính vào phần da bị trầy xước thì đều có nguy cơ phát triển uốn ván.

Khi vết thương đã được chữa lành, bạn nên ngừng sử dụng thuốc kháng sinh đường bôi và dùng kem dưỡng ẩm để làn da trở nên mềm mại hơn.

Những lưu ý khi bị trầy xước da

Để thúc đẩy vết thương nhanh chóng được ổn định và kiểm soát trầy xước, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Cần điều trị vết thương nhanh chóng để giảm nguy cơ bị sẹo.
  • Đảm bảo vết thương được giữ sạch.
  • Tránh chọc hoặc cậy vào khu vực bị ảnh hưởng khi vết thương đang lành.
  • Cần nhận thức về mức độ nghiêm trọng mà vết thương gây ra và có chế độ chăm sóc phù hợp để ngăn ngừa nhiễm trùng, sẹo và sự tổn thương thêm.
  • Để tránh để lại sẹo lồi làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ bên ngoài, bạn nên kiêng ăn trứng, thịt bò, hải sản.
  • Nên dùng oxy già để rửa vết thương nhằm loại bỏ bụi bẩn. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng oxy già sau khi đã xử lý xong những bước sơ cứu ban đầu bởi có thể khiến cho vùng da bị tổn thương trở nên kích thích và ăn mòn, khó hồi phục hơn.
  • Khi vết thương có dấu hiệu hồi phục, đóng vảy, da bạn có cảm giác ngứa ran, bạn không nên cạo lớp vảy hoặc hãi để tránh để lại sẹo, vết trầy xước hoặc nám da.
  • Cần tránh sử dụng những loại thức ăn được như thịt gà, món ăn được chế biến từ nếp… bởi có thể gây mưng mủ, đau nhức và khiến cho vết thương lâu lành hơn. 
Cách xử lý vết trầy xước da tại nhà3 Bị trầy xước da nên tránh ăn thịt gà

Đối với những vết thương đóng, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Không bôi dầu gió, dầu nóng ở thời điểm bị chấn thương bởi điều này có thể khiến cho máu truyền đến vết thương nhiều hơn. Điều này sẽ gây ra tình trạng đau nhức và có thể khiến cho diễn biến trở nên xấu đi.
  • Không sử dụng cồn, rượu hoặc các phương pháp dân gian không chính thống và massage vùng da bị thương.

Trên đây là cách xử lý vết trầy xước da mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Tốt nhất bạn nên tuân thủ theo các bước để vết thương nhanh chóng được ổn định nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.