Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thêm bằng chứng cho thấy lợi ích của vắc xin Covid-19 với tim mạch

Ngày 30/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Covid-19 là một bệnh loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp ở người. Ngay từ những ngày đầu của đại dịch, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa nguy cơ tim mạch và SARS-CoV-2. Cụ thể, những người mắc Covid-19 nặng có nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch và những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch có nguy cơ cao bị Covid-19 mức độ nặng hoặc tử vong.

Không có gì lạ khi các cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề về Covid-19 và bệnh tim mạch nổ ra. Nhiều người cho rằng, việc tiêm vắc xin Covid-19 có thể gây bất lợi cho sức khỏe tim mạch. Nhưng có nhiều dữ liệu về Covid-19, vắc xin và sức khỏe tim mạch đã cho thấy rằng, vắc xin an toàn và hiệu quả trong việc làm giảm các biến chứng tim mạch, vốn là dấu hiệu đặc trưng của Covid-19.

Thông tin mới nhất về vắc xin Covid-19 với nguy cơ tim mạch

Một nghiên cứu mới đã dùng hồ sơ sức khỏe điện tử trên 20,5 triệu người tại Vương quốc Anh, Tây Ban Nha và Estonia để phân tích tác động của việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 đối với các biến chứng liên quan đến tim mạch sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Số lượng người tham gia nghiên cứu đã tiêm vắc xin và chưa tiêm vắc xin gần như bằng nhau, trong đó nhóm đã tiêm vắc xin bao gồm những người đã tiêm ít nhất một loại vắc xin như AstraZeneca, Pfizer, Moderna hoặc Janssen.

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, các biến chứng tim mạch liên quan đến Covid-19 như cục máu đông, đột quỵ, rối loạn nhịp tim và đau tim, đã giảm đáng kể ở nhóm được tiêm chủng. Tác dụng bảo vệ này được quan sát kéo dài đến một năm sau khi tiêm vắc xin.

Những nghiên cứu vĩ mô khác

Mặc dù nghiên cứu gần đây nhất này chỉ ra rằng một trong những cuộc điều tra toàn diện nhất về lợi ích tim mạch của việc tiêm vắc xin Covid-19, nhưng những phát hiện thực tế của những trường hợp về tim mạch đã chỉ ra rằng nghiên cứu đó vẫn thiếu nhất quán với thực tế.

Một nghiên cứu vào năm 2022 trên 231.037 người đã cho thấy rằng, việc tiêm hai liều vắc xin phòng Covid-19 giúp giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim trong vòng 4 tháng sau đợt nhiễm trùng bùng phát.

Một nghiên cứu tiếp theo trên 1,9 triệu người đã chỉ ra rằng, tiêm hai liều vắc xin mRNA hoặc một liều vắc xin Johnson & Johnson đã có tác dụng bảo vệ khỏi các biến chứng tim mạch nghiêm trọng sau Covid-19. Hoặc ngay cả khi chỉ tiêm một liều vắc xin mRNA nhưng cũng sẽ giúp giảm một số nguy cơ biến chứng tim mạch.

Các quyết định về chăm sóc sức khỏe cần phải được cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của phương pháp điều trị. Đối với vắc xin Covid-19, rủi ro về tim mạch thường thấp hơn khi được tiêm chủng đầy đủ. Một nghiên cứu được thực hiện trên 4 triệu người Úc đã được tiêm phòng cho thấy, tỷ lệ tử vong đột ngột do tim không tăng. Ngay cả với những người có tiền sử mắc bệnh suy tim cũng không xuất hiện tình trạng suy tim nặng hơn, viêm cơ tim hoặc cục máu đông sau khi tiêm chủng.

Sự cân nhắc rủi ro của vắc xin ngừa Covid-19 với tim mạch

Mặc dù độ an toàn của vắc xin ngừa Covid-19 đã được xác định rõ ràng nhưng điều đó không có nghĩa là không có rủi ro. Một đánh giá trên 99 triệu cá nhân trong Mạng dữ liệu vắc xin toàn cầu đã xác nhận rằng dựa trên những nghiên cứu gần đây nhất thì nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim tăng lên khi tiêm vắc xin, chủ yếu gặp ở nam thanh niên - Những nhóm trường hợp trước đây ghi nhận là khó có nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim cao nhất trước khi Covid-19 xuất hiện.

Mặc dù những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng này nên tham khảo ý kiến ​​của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi đưa ra quyết định về việc tiêm chủng, và cần lưu ý rằng nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim thường cao hơn với Covid-19, ngay cả trong đoàn hệ không có nguy cơ mắc bệnh về tim.

Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc kéo dài thời gian giữa liều đầu tiên và liều thứ hai của vắc xin mRNA Covid-19 vượt quá khoảng thời gian ba tuần được khuyến nghị ban đầu sẽ làm giảm nguy cơ viêm cơ tim. Hơn nữa, viêm cơ tim sau tiêm chủng có xu hướng nhẹ hơn cộng với khả năng phục hồi rất tốt và ít nghiêm trọng hơn so với bệnh liên quan đến Covid-19.

Nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim ở người trẻ tuổi khiến một số người cho rằng lợi ích của vắc xin Covid-19 sẽ không được công nhận khi chồng chất mối nguy hại lên nhau để chống lại nguy viêm cơ tim. Một tuyên bố từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ xác nhận rằng nguy cơ biến chứng tim mạch ở những người trẻ mắc bệnh Covid-19 nhẹ hơn (các triệu chứng kéo dài dưới 4 ngày) là thấp, nhưng cũng phải lưu ý rằng nó sẽ có những dấu hiệu đáng lo ngại đối với những người đã có tiền sử mắc bệnh nặng và nhiễm trùng.

Hơn nữa, các nguy cơ bệnh tim mạch khác liên quan đến nhiễm trùng phải được xem xét kỹ khi cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích khi tiêm chủng. Bao gồm hội chứng viêm đa hệ thống hoặc “MIS-C” và rối loạn nhịp tim - một căn bệnh có nguy cơ mắc Covid-19 phổ biến hơn nhiều so với viêm cơ tim.

Cuối cùng, các tuyên bố rằng Covid-19 vô hại ở trẻ em là không đúng sự thật. Ở Canada, Covid-19 là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ sáu đối với trẻ em từ 1 đến 14 tuổi và thứ đứng thứ mười đối với những người từ 15 đến 19 tuổi. Nhìn chung, các nghiên cứu nhận thấy rằng ngay cả ở những người trẻ tuổi, lợi ích của việc tiêm chủng vẫn vượt trội so với rủi ro, đặc biệt là khi so sánh với các nguy cơ về bệnh tim mạch.

Một số trường hợp không được khuyến nghị tiêm vắc xin Covid-19 do tình trạng sức khỏe và những người khác có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn là lợi ích khi tiêm vaccine. Tuy nhiên, đối với đại đa số mọi người, bao gồm cả những người trẻ tuổi và những người khỏe mạnh thì việc tiêm chủng ngừa Covid-19 không chỉ an toàn mà khả năng bảo vệ tim mạch mà nó mang lại mà còn có thể được cứu sống

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm