Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2022 theo WHO là một công cụ quan trọng để đánh giá sự phát triển của em bé trong thời kỳ mang thai. Mỗi giai đoạn mang thai sự tăng trưởng về cân nặng là không giống nhau, các mẹ nên hẹn lịch siêu âm để theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần để biết rõ tình trạng sức khỏe của em bé.
Mang thai là giai đoạn thực sự rất quan trọng bởi sẽ quyết định đến sự phát triển của em bé sau khi ra đời. Thể chất của mẹ có tốt thì tư duy các con mới tốt được. Các con khỏe mạnh và thông minh là điều mà bậc cha mẹ nào cũng muốn thấy. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi thai các mẹ cần biết để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển của con. Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo chuẩn quốc tế sẽ là công cụ hữu ích dùng để hỗ trợ đánh giá sự phát triển của trẻ.
Vì không thể đo trực tiếp cân nặng của thai nhi nên việc ước lượng ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ đã trở thành một vấn đề thiết yếu trong sản phụ khoa. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng biểu đồ tăng trưởng của thai nhi để biết cân nặng ước tính của thai nhi.
Dựa vào siêu âm, cách đo, cách tính cân nặng theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo WHO là một công cụ phổ biến được các bác sĩ Việt Nam sử dụng để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Bảng cân nặng thai nhi được đo theo chiều ngang. Ví dụ: Cân nặng thai nhi ở tuần thứ 39 là 3,288 kg và dài 50.7cm, cân nặng thai nhi lúc 40 tuần là 3,462 kg và chiều dài là 51,2cm. Các mẹ nhìn vào kết quả siêu âm ở dòng có chỉ số về chiều cao và cân nặng để so với bảng trên ứng với tuổi thai của bé.
Bảng theo dõi cân nặng thai nhi được đưa ra để mẹ bầu có thể theo dõi sát sao sự thay đổi phát triển thể chất của thai nhi theo từng tuần (bắt đầu từ tuần thứ 8 cho đến hết tuần thứ 40 của thai kỳ). Sau khi khám và đối chiếu với bảng theo dõi, mẹ bầu sẽ biết bé có phát triển tốt hay không? Dựa vào đó để mẹ thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng, luyện tập sao cho hợp lý.
Tìm hiểu: Cần làm gì để đạt được cân nặng chuẩn của thai nhi
Các bậc phụ huynh cần hết sức chú trọng trong việc theo dõi cân nặng thai nhi. Nếu kết quả siêu âm cho thấy rằng cân nặng của thai nhi thấp hơn so với mức bình thường khoảng 3cm tức là bé đang lớn hơn so với tuổi thai. Nguyên nhân có thể là các bà bầu thường có xu hướng bồi bổ quá mức khiến mẹ tăng cân không kiểm soát. Thai quá lớn có thể khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Không những thế, thai nhi lớn hơn tuổi thai còn có thể là dấu hiệu cảnh báo em bé có nguy cơ mắc một số bệnh như: đái tháo đường, béo phì, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và một số bệnh khác. Để biết chính xác bé có mắc các bệnh trên hay không, bác sĩ sẽ chỉ định bạn đi làm thêm một vài xét nghiệm.
Nếu kết quả siêu âm so với bảng cân nặng thai nhi, bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm, nghĩa là thai nhi đang có dấu hiệu kém phát triển. Việc thai nhi quá nhỏ hơn chỉ số bình thường, khi sinh ra bé sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng với ngoại cảnh kém và dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý, chế độ dinh dưỡng, các vấn đề liên quan đến tâm lý của bạn để có thể tìm được nguyên nhân để đưa ra cách điều chỉnh phù hợp mang lại sự phát triển cân bằng và an toàn cho bé.
Do đó, việc theo dõi cân nặng của thai nhi giúp mẹ bầu kịp thời thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị bệnh (nếu có). Từ đó tránh những rủi ro trong thai kỳ và quá trình sinh nở, mang lại cho bé một khởi đầu thuận lợi về sức khỏe toàn vẹn cả thể chất lẫn trí tuệ.
Bài viết trên đây giúp các mẹ bầu có thể so sánh kết quả siêu âm của bé với bảng cân nặng thai nhi một cách thuận tiện và chính xác nhất. Nếu thai nhi có dấu hiệu lớn hơn hoặc nhỏ hơn với tuổi thai chuẩn, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập luyện để đảm bảo em bé luôn an toàn và khỏe mạnh.
Xem thêm:
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.