Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thiết bị tạo nhịp vĩnh viễn, điều trị tái đồng bộ tim CRT là gì?

Ngày 30/01/2023
Kích thước chữ

Suy tim - một trong những bệnh lý gây nguy hiểm thường gặp hiện nay. Bệnh suy tim khiến cho hệ thống tim mạch không hoạt động tốt khiến bệnh nhân trở nên mệt mỏi, khó thở trong hoạt động thường ngày. Để chữa trị căn bệnh này điều trị tái đồng bộ tim CRT chính là giải pháp. Vậy CRT là gì?

Suy tim nặng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hô hấp, ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nghiêm trọng. Thiết bị tạo nhịp vĩnh viễn, điều trị tái đồng bộ tim CRT sẽ cải thiện chức năng tim cho người bệnh. CRT là gì? Cấy ghép CRT có nguy hiểm không?

Cấy ghép CRT là gì?

Liệu pháp cấy ghép thiết bị tái đồng bộ tìm là thủ thuật nhằm đưa một thiết bị vào lồng ngực giúp các buồng tim co bóp có tổ chức bằng cách cung cấp tín hiệu điện cho cả hai buồng tim dưới (tâm thất). Các tín hiệu báo cho tâm thất co bóp một cách đồng bộ, làm tối đa hóa lượng máu được bơm ra khỏi tim. Hạn chế tối đa tình trạng tâm thất không có đủ khả năng nhận máu hoặc tống máu. Giảm đi cảm giác thấy tức ngực, khó thở, hụt hơi của bệnh nhân mỗi khi vận động.

Có hai loại thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim:

  • CRT-P (Liệu pháp tái đồng bộ tim với máy tạo nhịp tim). Có 3 dây dẫn để kết nối máy điều hoà nhịp tim với cả buông trên bên phải và dưới (tâm nhĩ phải và tâm thất).
  • CRT-D (Liệu pháp tái đồng bộ tim với máy tạo nhịp tim và ICD). Bệnh nhân bị suy tim có nguy cơ tử vong đột ngột, để hạn chế trường hợp này CRT sẽ được cấy ghép và hoạt động như máy điều hoà nhịp tim nhằm phát hiện ra nhịp tim nguy hiểm, tạo ra một năng lượng mạnh hơn để trợ giúp ICD .

Sau khi được cấy ghép CRT thì nhìn chung các bệnh nhân có sự chuyển biến sức khỏe theo hướng tích cực hơn, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do suy tim

Cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim CRT là gì? Cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim CRT là gì?

Khi nào bạn cần cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT)?

Cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT) thường được chỉ định với những bệnh nhân sau:

  • Bệnh nhân suy tim có phân số tống máu thất trái (EF) dưới 35%.
  • Bệnh nhân có khoảng QRS trên 120ms.
  • Bệnh nhân đã được điều trị nội khoa ổn định.
  • Ngay cả khi đã dùng thuốc suy tim nhưng tình trạng bệnh vẫn nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động điện của tim.
Những trường hợp thường được chỉ định cấy ghép CRT Những trường hợp thường được chỉ định cấy ghép CRT

Những điều cần làm trước khi cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT)

Trước khi được thực hiện cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT) các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm như: siêu âm tim để đo kích thước và độ dày của cơ tim, điện tâm đồ để đo tín hiệu điện của tim, thiết bị theo dõi Holter để theo dõi nhịp tim trong 24 giờ.

Ngoài ra bạn còn phải tập thêm một số bài tập thể dục theo yêu cầu của bác sĩ để theo dõi nhịp tim. Bên cạnh đó, bạn không được ăn uống bất cứ thứ gì sau nửa đêm trước khi phẫu thuật. Ngừng toàn bộ các loại thuốc ngoài đang sử dụng và chỉ uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Việc tắm gội có thể được yêu cầu dùng riêng một loại xà phòng đặc biệt để hạn chế khả năng nhiễm trùng. 

Một số điều cần thực hiện trước khi cấy ghép CRT Một số điều cần thực hiện trước khi cấy ghép CRT

Những biến chứng và tác dụng phụ có thể xảy ra từ khi cấy ghép CRT

Mặc dù đây là máy điều trị và hỗ trợ cho những bệnh nhưng suy tim nặng nhưng cũng giống như những thủ thuật y tế khác, không thể tránh khỏi những rủi ro không mong muốn. Bạn có thể gặp phải các biến chứng như: Dị ứng với chất gây mê, bầm tím, chảy máu, chấn thương dây thần kinh hoặc mạch máu, nhiễm trùng vết thương. Bên cạnh đó còn có một số biến chứng nguy hiểm hiếm gặp khác như xẹp phổi, thủng tim.

Ngoài ra, thiết bị này đôi khi sẽ bị phát hiện bởi các máy quét an ninh nhưng điều này không gây ảnh hưởng đến chức năng của máy. Do đó, để tránh trường hợp này, bạn có thể thông báo trước với các nhân viên kiểm duyệt cửa an ninh về tình trạng đã cấy ghép máy đồng bộ tim CRT. Hơn nữa, để đảm bảo cho sức khỏe, bạn có thể phải tránh tiếp xúc gần trong thời gian lâu với các thiết bị có từ trường.

Những biến chứng và tác dụng phụ có thể xảy ra Những biến chứng và tác dụng phụ có thể xảy ra

Từ những thông tin của bài viết, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim CRT là gì? Tuy nhiên, bài viết này chỉ cung cấp thông tin tham khảo, không đưa ra chẩn đoán hay hướng chữa trị. Bạn cần trực tiếp trao đổi với bác sĩ điều trị và thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ để đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Hello Bacsi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin