Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thiếu máu hồng cầu thường tiến triển âm ỉ và không gây triệu chứng cho đến khi bệnh nặng. Đặc biệt là đối với thai phụ trong thời gian mang thai, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Thiếu máu khi mang thai xảy ra ở một phần ba phụ nữ trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Điều này có thể là do dinh dưỡng của người mẹ thiếu các yếu tố tạo máu từ đó làm tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh, tổn thương bẩm sinh, thậm chí tử vong của mẹ và bé. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này để có những phương án phòng ngừa hiệu quả.
Thiếu máu hồng cầu là tình trạng số lượng hồng cầu trong máu thấp hơn so với bình thường, hoặc những hồng cầu không chứa đủ hemoglobin - một protein giàu chất sắt làm máu có màu đỏ. Thai phụ có nguy cơ cao bị thiếu máu hồng cầu trong thời gian mang thai do nhu cầu máu nuôi mẹ và con tăng cao, trong khi cơ thể bị giảm hệ miễn dịch và rối loạn các hormone là cho các chức năng cơ thể bị giảm sút.
Nguyên nhân khiến mẹ bị thiếu máu hồng cầu khi mang thai có thể do thiếu máu thiếu sắt, thiếu hụt vitamin B12 và thiếu Folate. Bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua những biểu hiện như:
Phụ nữ khi mang thai khiến nhu cầu máu tăng lên để bổ sung cho nhau thai, thai nhi và tăng khối lượng máu của mẹ. Tuy nhiên nếu như mẹ bị chứng thiếu máu hồng cầu sẽ khiến cho lượng dự trữ sắt cơ thể của phụ nữ trở nên trầm trọng, và thiếu máu khi mang thai gây nguy hiểm rất nhiều đối với cả mẹ và bé.
Đối với mẹ bầu: Gây nên tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai, tiền sản giật, băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, suy thai cấp… Có gần 500.000 ca thai phụ tử vong trong lúc sinh do thiếu máu hồng cầu, chiếm hơn 20- 40% biến chứng tử vong ở thai phụ.
Đối với thai nhi: Tỉ lệ tử vong của thai nhi ở những thai phụ bị thiếu máu hồng cao gấp đôi so với những thai phụ còi cọc, có xương chậu phát triển kém. Thai nhi sinh ra trong tình trạng này dễ bị sảy thai, nhẹ cân, sinh non tháng, gây ra những dị tật thai nhi về tim mạch, não bộ.
Bổ sung vitamin A để hồng cầu tiếp cận đủ lượng sắt cần thiết để tạo ra hemoglobin thông qua một số loại thực phẩm như khoai lang, rau lá xanh đậm, bí đỏ, cà rốt, bưởi, dưa hấu.
Bổ sung vitamin B12 thông qua những thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, gan, thận bò...
Bổ sung axit folic bằng cách thêm những loại rau màu xanh đậm, các loại ngũ cốc và những loại trái cây. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày.
Đặc biệt mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm chức nhiều chất sắt như các loại thịt đỏ, đậu phụ, gan, hàu, trai, củ cải đường và các loại hải sản.
Bổ sung sắt thông qua đường uống, bằng cách dùng thêm một viên thuốc sulfate sắt 325 mg mỗi ngày. Tuy nhiên mẹ cũng nên chú ý khi bổ sung sắt như sau:
Uống sắt sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ cùng với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
Không dùng thuốc sắt cho bà bầu cùng thời điểm với sữa vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt, thay vào đó nên uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón.
Nếu việc uống vitamin có chứa sắt mà vẫn bị thiếu máu, bạn có thể thực hiện việc tiêm truyền máu. Mẹ bầu có thể tiêm dextran sắt 100mg tiêm bắp cách ngày, với tổng liều ≥ 1000mg trong 3 tuần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ, yoga, bơi lội để kích thích cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu và hemoglobin.
Giữ tinh thần sảng khoái, tâm trạng thoải mái để kích thích các tế bào não sản sinh ra hormone hạnh phúc oxytocin từ đó hỗ trợ tốt hơn cho việc lưu thông máu trong cơ thể.
Ngoài ra mẹ bầu cũng nên đi khám thai định kỳ, đây cũng là cách tốt nhất để biết rõ về tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, trong đó bao gồm cả việc kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.