Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thiếu máu mãn tính ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp nhưng lại dễ bị bỏ sót vì các triệu chứng không điển hình. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bị thiếu máu mãn tính?
Theo tổ chức y tế thế giới WHO năm 2011, ở Việt Nam trong số các trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có 31% trẻ bị thiếu máu và đây cũng là một trong những lý do cha mẹ thường đưa trẻ đi khám. Tùy theo thời gian của tình trạng thiếu máu có thể chia thành cấp tính hay mãn tính và mỗi trường hợp lại có những nguyên nhân khác nhau. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin về thiếu máu mãn tính ở trẻ em.
Thiếu máu mãn tính ở trẻ em là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) dưới mức bình thường của trẻ cùng lứa tuổi trong thời gian dài. Tình trạng này được chẩn đoán chính xác khi trẻ có các biểu hiện của thiếu máu kèm theo xét nghiệm trị số hemoglobin (ký hiệu là Hb hoặc Hbg) trong tổng phân tích tế bào máu giảm thấp hơn giới hạn bình thường theo độ tuổi. Trẻ có các dấu hiệu sau đây có thể đang gặp tình trạng thiếu máu:
Trong điều kiện bình thường, số lượng hồng cầu được sản xuất đủ giúp duy trì việc vận chuyển oxy đến các mô cơ thể. Erythropoietin là chất được sản xuất từ thận giúp kích thích tế bào tiền thân của hồng cầu ở tủy xương phát triển thành hồng cầu trưởng thành có đời sống 120 ngày trong máu. Thiếu máu có thể là hậu quả của một hay nhiều nguyên nhân gồm giảm sản xuất tại tủy xương, mất máu, tán huyết (vỡ tế bào hồng cầu), hay tăng bắt giữ hồng cầu. Tìm ra nguyên nhân của thiếu máu không dễ, tuy nhiên có thể chia thành các loại nguyên nhân như sau:
Chảy máu từ từ mãn tính do nhiễm giun móc, loét dạ dày - tá tràng, trĩ, sa trực tràng. Trẻ bị thiếu máu cần làm các xét nghiệm sau:
Khi nguyên nhân thiếu máu không rõ ràng, theo tư vấn của các bác sĩ huyết học trẻ có thể cần được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu.
Một số loại thiếu máu là do di truyền và không thể ngăn ngừa được nhưng phần lớn các trường hợp thiếu máu ở trẻ là thiếu máu do thiếu sắt và có thể được ngăn ngừa bằng cách:
Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyên bạn nên xổ giun định kỳ hàng năm cho trẻ em trên 12 tháng tuổi và không cho trẻ uống trà hay cà phê sau ăn để hạn chế giảm hấp thu sắt.
Tình trạng thiếu máu mãn tính ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cũng như phát hiện sớm nếu con bạn có các dấu hiệu thiếu máu nhé.